(+84) 903 662 420

Tư vấn du lịch An Giang

Tư vấn du lịch An Giang
 
 

Tư vấn du lịch An Giang

Nằm ở miền Tây Nam Bộ, vừa có vùng sông nước mênh mang, vừa có núi non kỳ vĩ lại giáp biên giới Campuchia, An Giang là một điểm đến thú vị mùa nước nổi.
 

GIỚI THIỆU DU LỊCH AN GIANG

Không chỉ được biết đến là vựa lúa lớn đứng đầu cả nước với sản lượng hai triệu tấn mỗi năm, với nguồn cá Ba Sa xuất khẩu đem lại nhiều cải thiện cho đời sống bao người…, mà An giang còn nổi tiếng bởi nhiều vùng cảnh quan thiên nhiên nhuốm màu sắc huyền bí, trong đó phải kể đến vùng Bảy Núi hay Thất Sơn.


Du lịch An Giang

DI CHUYỂN ĐI LẠI Ở AN GIANG

Đi bằng ô tô

Từ Sài Gòn, mua vé đi thành phố Long Xuyên hay thị xã Châu Đốc ở bến xe miền Tây hay của các hãng xe tư nhân trên đường Lê Hồng Phong (giá dao động từ 150.000 - 300.000 đồng). Đến các địa điểm trên thì thuê xe ôm, xe lôi đạp, xe lôi máy hay taxi.

Đi bằng xe máy

Từ Sài Gòn - Châu Đốc đi như sau: Theo quốc lộ 1 đến ngã 3 An Thái Trung (chợ An Hữu), rẽ phải về Cao Lãnh, qua phà Cao Lãnh thì đi theo bờ sông Tiền đến Chợ Mới, qua phà Thuận Giang cập bờ sông Hậu, đến phà Năng Gù thì qua phà đó, chạy theo quốc lộ 91 khoảng 30km là tới núi Sam. Hành trình này khoảng 220km, ngắn hơn hành trình xe Mai Linh khoảng 40km.

Lưu ý: Nếu phượt bằng xe máy thì chú ý mang theo đầy đủ giấy tờ xe, bằng lái, bảo hiểm xe. Người ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm. Nên tuân thủ tốc độ quy định.

NÊN DU LỊCH AN GIANG VÀO THỜI ĐIỂM NÀO

Đến An Giang mùa nào cũng đẹp, song nếu đến vào tháng 4 hay tháng 8 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào hai lễ hội lớn là lễ hội bà chúa Sứ và lễ hội đua bò. Các tháng 7-8 có mưa nên cần mang theo áo mưa hay dụng cụ đi mưa.

ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN Ở AN GIANG

1. Núi Sam

Vài nét về núi Sam: có các tên gọi khác như Vĩnh Tế Sơn hay Học Lãnh Sơn. Đó là một ngọn núi nhỏ, cao 284 mét, nằm lẻ loi giữa đồng bằng Long Xuyên, thuộc địa phận phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Từ thị xã Châu Đốc, đi thêm 5km tới một ngã ba dưới chân núi, rẽ trái là đường đi lên đỉnh núi Sam. Con đường nầy có từ thời Pháp thuộc, nơi đây thuở xưa từng là một pháo đài trấn ải vùng “Châu Đốc tân cương” của quan binh nhà Nguyễn.


Đỉnh núi Sam

2. Bảy núi

Bạn đã bao giờ nghe qua cái tên 7 núi, hay còn gọi là Thất Sơn chưa? Vùng đất An Giang quê tôi lạ lắm, đã từ bao đời nay người ta vẫn còn thắc mắc sao lại có đến 37 ngọn núi ở giữa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ai cũng biết rằng ở những nơi có núi, trước kia đều là vùng biển, trải qua bao thời gian biến đổi đã tạo nên những ngọn núi hùng vĩ.


Bảy Núi

3. Châu Đốc

Châu Đốc là một thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, Việt Nam., nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, sát biên giới Việt Nam với Campuchia. Châu Đốc là thành phố đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là tỉnh lỵ của một tỉnh vào thời điểm hiện nay.


Châu Đốc

4. Chùa Phước Điền

Chùa có mặt chính 11m, mặt hông 10m, nền cuốn đá xanh cao ráo, tráng xi măng, lát gạch bông, tường gạch hồ vôi ô dước, cột bê tông cốt sắt, lợp ngói đại ống. Trong chùa có nhiều hoành phi, liễn đối chạm khắc tinh xảo. Phía trước chùa có cây cột phướng cao hơn 20m. Dưới thềm chùa là hai tượng sư tử bằng xi-măng khá sinh động. Đứng ở đây, khách thập phương có thể nhìn cảnh núi cao, hoặc ngắm cảnh ruộng đồng bát ngát...


Chùa Phước Điền

5. Lễ hội mùa nước nổi Búng Bình Thiên

Lễ hội diễn ra với chương trình nghệ thuật sân khấu nước, cùng sự tham gia biểu diễn của hơn 200 diễn viên và nhạc công. Các điệu múa, lời ca đã  góp phần tái hiện cuộc sống thanh bình của vùng sông nước, từ việc mưu sinh trong mùa nước nổi, đến việc phát huy tiềm năng du lịch… Bên cạnh đó là phần diễu hành thuyền hoa đăng của 9 xóm ấp Chăm trong tỉnh An Giang với biểu tượng về các loài thủy sản quí hiếm hiện đang sống trong lòng Búng Bình Thiên như cá hô, cá chép, tôm cua… 


Lễ hội Búng Bình Thiên

6. Di tích cột dây thép

Di tích Cột Dây Thép nằm sát bờ sông Tiền và cũng sát tỉnh lộ 23, thuộc ấp Long Thuận, xã Long Điền A, huyện Chợ mới, được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, theo mục đích ban đầu của thực dân Pháp lúc bấy giờ là làm hệ thống thông tin liên lạc cho chính quyền thực dân ở huyện Chợ Mới.


Di tích cột dây thép

7. Núi Dài năm giếng

Núi Dài năm Giếng còn được gọi là Núi Dài Nhỏ hay Ngũ Hồ Sơn. Với độ cao 265 m, chu vi 8.751 m, đây là ngọn núi cao đứng hàng thứ tư trong Bảy Núi. Núi thuộc thị trấn Nhà Bàng, riêng vách phía Tây và phía Đông thuộc địa phận xã An Phú, xã Văn Giáo. Tất cả đều thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang.


Núi Dài năm Giếng

8. Núi Tượng

Núi Tượng còn được gọi là Liên Hoa Sơn, nằm tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam. Núi Tượng thấp nhỏ, chỉ cao 145 m và chu vi 3.825 m. Nhiều người cho đây là một trong Thất Sơn. Từ xa, hình núi trông giống hình dạng con voi nên có tên là Núi Tượng


Núi Tượng

9. Núi Nước

Núi Nước còn có tên Thủy Đài Sơn, là một ngọn núi nhỏ nhất trong Thất Sơn. Núi cao 54 mét, chu vi 1.070m, nằm giữa những cánh đồng rộng lớn, cách lộ nhựa 955b và núi Tượng khoảng 600m. Núi thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhiều người tin rằng, mặc dù ở vùng miền này có nhiều núi cao hơn, trải dài hơn nhưng núi Nước được người xưa đặt tên và đưa vào Thất Sơn, có thể do sự tác động bởi những quan niệm thần bí, siêu nhiên trong dân gian...


Núi Nước

10. Chùa Phật Lớn

Ngày trước, muốn tới được chùa Phật Lớn phải đi bộ 4 km đường rừng, quanh co theo những bậc đá chông chênh rất nguy hiểm, mất 4-5 tiếng đồng hồ. Nay khách hành hương rất dễ dàng đến chùa bằng ô-tô, xe 2 bánh lên đỉnh (Vồ Bồ Hong) cao 705 m (nơi an vị tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế) bằng đường trải nhựa.


Tượng phật Di Lặc trên chùa

11. Chùa Tây An

Khi nhắc đến các địa điểm tham quan ở Châu Đốc, dường như cụm từ Chùa Tây An không xa lạ với bất cứ du khách nào đến với Châu Đốc. Từ trung tâm thị xã Châu Đốc, du khách đi khoảng 5km về phía núi Sam, đến ngã ba Đầu Bờ là đã đến Chùa Tây An.


Chùa Tây An

ĂN GÌ? Ở ĐÂU?

Được biết đến là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cư trú như: Chăm, Khmer, Hoa, Việt…với những nền văn hóa đa dạng. Vì thế mà những món ăn của An Giang đều mang đậm bản sắc riêng.

1. Gỏi sầu đâu

Cây sầu đâu còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loài cây mọc hoang, nhiều nhất ở Châu Đốc và vùng Bảy Núi – An Giang. Lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lúc còn non, đọt có màu tim tím.


gỏi sầu đâu

Lá sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn, phổ biến nhất là sầu đâu chấm cá kho, thịt kho hoặc ăn kèm với mắm thái, mắm chưng, từng được coi là món ngon hiếm có trên đời. Chính vị mặn nồng của mắm hòa hợp với vị đăng đắng, hậu ngọt của lá sầu đâu sẽ làm cho vị giác lâng lâng khó tả, càng ăn càng cảm thấy khoái khẩu. Nhưng thực đơn nổi tiếng nhất ở An Giang xưa nay vẫn là món gỏi sầu đâu. Từ gỏi tôm, gỏi thịt, gỏi cá cho đến gỏi khô, thứ nào cũng tuyệt hảo.

Vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá quyện với nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi đặc trưng, lạ miệng, hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.

2. Mắm ruột

An Giang nổi tiếng về mắm và mắm ruột là món ăn làm từ ruột cá ngon, trộn với thính gạo lứt để chừng ba tháng. Mắm ngấu chao với đường thốt nốt lên vị rất ngon.


mắm ruột

Mắm sống ra ăn kèm với rau thơm, ớt “sừng trâu”. Người cầu kỳ ham thích đậm đà hương vị thì cho mắm chưng với thịt ba rọi, hột vịt, rắc chút hành tiêu, vài lát gừng xắt mỏng. Người ta thích ăn nóng hôi hổi, thoang thoảng hơi cay của sả ớt thì chọn mắm kho ăn kèm mớ rau đồng xanh mơn mởn.

3. Xôi phồng chợ Mới

Chợ Mới được phù sa bồi đắp quanh năm nên cây nếp bản địa chất lượng cao, hạt tròn, đẹp. Nếp kết hợp với đậu trồng trên đất rẫy cho ra món xôi dẻo thơm. Xôi chiên có màu vàng ươm, thơm, ăn rất ngon.


xôi phồng chợ Mới

Ăn xôi chiên phồng Chợ Mới có thể chấm với tương ớt, xì dầu hoặc ăn không vẫn “bắt”. Khách đến Chợ Mới, cù lao Giêng có thể thưởng thức xôi chiên với gà quay. Gà được nuôi thả vườn nên thịt dai và ngọt, được quay thủ công nên giữ được vị thơm của gà và mùi vị đặc trưng. Xôi phồng Kim Hương của bà Hồng Thu ở thị trấn Chợ Mới được nhiều người biết đến nhất.

4. Tung lò mò

“Tung lò mò″ chính là một tên gọi khác của món lạp xưởng bò. Đây là món ngon độc đáo của người Chăm ở An Giang. Từ lâu, người Kinh cũng ưa thích và chế biến món lạp xưởng bò gần giống như của người Chăm và hiện phổ biến rộng rãi ở phường Núi Sam, Châu Đốc, Tịnh Biên và Tri Tôn.


Tung lò mò

Khác lạp xưởng lợn, lạp xưởng bò sau khi làm xong chỉ cần phơi cho khô là có thể đem chiên hoặc nướng. Hấp dẫn nhất là lạp xưởng nướng trên bếp than hồng. Khi nướng chín xong cắt ra thành viên có màu đỏ hồng, hương bay thơm phức không còn mùi mỡ bò.

“Tung lò mò” nướng nên chín tới đâu, ăn tới đó. Bạn sẽ thấy vị ngọt bùi của thịt và mỡ bò, vị chua chua của cơm nguội lên men hòa cùng gia vị cay của ớt, lại ăn kèm với rau sống, rau cần tươi, vị chua của khế, vị chát của chuối sống. Lạp xưởng bò khi ăn phải chấm muối tiêu chanh hoặc tương ớt. Hấp dẫn hơn là có ăn kèm rau sống và ăn chung với bún hoặc bánh mì.

5. Bánh phồng Phú Mỹ

Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ hình thành, tồn tại và phát triển gần 70 năm nay, có 50 cơ sở sản xuất, thu hút khoảng 300 lao động. Trong đó, các gia đình nổi tiếng có truyền thống làm bánh như gia đình cụ Lê Minh Dơn, Ngô Thị Dờn, Trần Văn Tâm…


Bánh phồng Phú Mỹ

Bánh phồng Phú Mỹ nhỏ bằng cái dĩa nhưng nướng chín phồng to hơn cái quạt nan. Bánh vừa xốp, vừa mềm, cắn vào nghe “phao” miệng bởi vị béo của nếp, vị ngọt của đường, mùi thơm của sữa, mè, đậu nành, đậu phộng… tạo nên hương vị đặc trưng và không thể thiếu trong bữa ăn ngày Tết hay các dịp đám tiệc, cưới hỏi.

6. Gà hấp lá trúc


Gà hấp lá chanh

Đây là món ngon trên núi Cấm (Châu Đốc, An Giang). Trúc là loại cây có múi, mọc ở núi Cấm, hương vị độc đáo. Gà để hấp phải là gà thả vườn có trọng lượng 0,8-1kg, để nguyên con ướp sơ với muối, gia vị… rồi mang đi hấp cách thuỷ khoảng 20 phút. Thịt gà vừa chín tới dùng dao bén chặt thành miếng to cỡ 2 ngón tay, lá trúc xắt nhuyễn rải lên. Món ăn này mang đến cho thực khách cảm nhận được vị ngọt mềm của thịt, vị béo dai của da gà tơ hoà quyện với hương vị nồng the của lá trúc, ngọt chát của bắp chuối, cay cay của muối ớt…

KHÁCH SẠN Ở AN GIANG

Khách sạn Đông Xuyên6
Khách sạn Đông Xuyên

 

Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.

 

Bạn nên xem thêm những điểm du lịch liên quan

Núi Sam Núi Sam Châu Đốc, An Giang, Việt Nam
Châu Đốc Châu Đốc An Giang
Bảy Núi Bảy Núi Tri Tôn, An Giang
Núi Dài Năm Giếng Núi Dài Năm Giếng Tri Tôn, An Giang
Núi Tượng Núi Tượng Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Núi Nước Núi Nước Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Chùa Phật Lớn Chùa Phật Lớn Xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Di tích Cột Dây Thép Di tích Cột Dây Thép Ấp Long Thuận, xã Long Điền A, huyện Chợ mới, An Giang
Chùa Tây An Chùa Tây An Phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Chùa Phước Điền Chùa Phước Điền Tp. Châu Đốc, An Giang
Búng Bình Thiên Búng Bình Thiên An Phú, An Giang
 
 
 
 
 

Vì sao nên chọn chúng tôi

  • Hơn 8 Năm kinh nghiệm

  • Ưu đãi giá tốt cho khách hàng

  • Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

  • Tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

  • Phục vụ 10.000 khách/tháng

Công ty TNHH Dulich24 Việt Nam

Đ/c: Số 10C/196, đường Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.

Số ĐKKD: 0108370327

Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.

Lĩnh vực: Sàn TMĐT, Đại lý du lịch.

Bạn cần trợ giúp? hãy gọi ngay

(+84) 903 662 420

Lienhe@dulich24.com.vn

Từ 7h đến 21h hàng ngày

Đối tác TMĐT

Hợp tác Tour

Đối tác lữ hành có nhu cầu hợp tác bán Tour và Tour ghép đoàn, vui lòng liên hệ hợp tác với chúng tôi.

Dulich24 Việt Nam luôn cam kết với đối tác về chất lượng, tin cậy, và năng lực tốt nhất.

Hợp tác nhà cung cấp

Nhằm đa dạng sản phẩm du lịch phụ vụ cho khách hàng, Dulich24 Việt Nam liên tục tìm kiếm các đối tác cung cấp dịch vụ.

Đối tác chỗ nghỉ, nhà hàng, vận tải, vé tham quan vui lòng liên hệ gửi báo giá để hợp tác.

Liên hệ hợp tác

Hotline/Zalo (+84) 903 662 420

Lienhe@dulich24.com.vn

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.