Support:(+84) 903 662 420

Chùa Phật Tích

Tiên Du - Bắc Ninh - Việt nam Di tích lịch sử được yêu thích tại Tiên Du, Bắc Ninh
 
 

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích nằm ở sườn núi Lạn Kha (Rìu Mục), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đặc điểm: Chùa Phật Tích xưa kia là nơi có nhiều nhà tu hành tu luyện. Theo sử sách để lại thì chùa Phật Tích chính là nơi Phật ngự
 

Giới thiệu Chùa Phật Tích

 
Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích nhìn từ đỉnh núi Lạn Kha
Chùa Phật Tích nhìn từ đỉnh núi Lạn Kha

​Chùa Phật Tích (kiến trúc 1991)
Chùa Phật Tích (kiến trúc 1991)

​Toàn cảnh chùa
Toàn cảnh chùa

Tên thường gọi: Chùa Phật Tích

Chùa thường gọi là chùa Phật Tích, tọa lạc ở sườn núi Lạn Kha, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Chùa cách Hà Nội khoảng 20 km về phía Đông Bắc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được khởi dựng vào khoảng thế kỷ VII – X. Đến thời Lý, chùa được đại trùng tu  quy mô, trở thành một trung tâm Phật giáo. Vào năm 1057, Vua Lý Thánh Tông đã cho dựng cây tháp và đúc pho tượng mình vàng. Thời Trần đã cho lập một Thư viện lớn trên núi Lạn Kha do danh nho Trần Tôn làm Viện trưởng để giảng dạy các sinh đồ.

Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết hằng năm vào ngày mồng 4 tháng giêng mở hội xem hoa, nhiều người đến dâng hương lễ Phật. Chính hội xem hoa này đã dẫn đến câu chuyện lãng mạn “Từ Thức gặp tiên”. Năm 1383, Trần Nghệ Tông tổ chức thi Thái học sinh ở ngay trong chùa, lấy đỗ 30 người.

​Ao Long Trì
Ao Long Trì

Quan Âm viện
Quan Âm viện

Chùa được bà Trần Ngọc Am, đệ nhất cung tần của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng cho sủa chữa quy mô vào thế kỷ XVII. Chùa bị phá hủy hoàn toàn vào năm 1947. Năm 1958, chùa được dựng lại sơ sài. Đến năm 1991, chùa được xây dựng dần theo quy mô kiến trúc cổ. Vườn tháp mộ sau chùa có 32 ngôi tháp. Chùa thờ tượng nhục thân Thiền sư Chuyết Chuyết.

Chùa còn giữ một số tác phẩm điêu khắc thời Lý. Ở thềm bậc nền thứ hai, có 10 tượng thú bằng đá là sư tử, voi, trâu, ngựa, tê giác, mỗi loại 2 con, mỗi con cao khoảng 2m nằm trên bệ hoa sen, cùng một số di vật khác như đấu kê, chân tảng... Đặc biệt, có một chân tảng chạm khắc thật sinh động các nghệ sĩ đang biểu diễn các nhạc khí gồm: sáo dọc, sáo ngang, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn tam, đàn tì bà, trống phách. Đó là dàn nhạc bát âm cổ vào thời Lý. Bát âm là tám chất liệu âm thanh gọi chung cho 8 loại nhạc khí được chế tác bằng 8 chất liệu khác nhau: Thạch (đá, như đàn đá, khánh đá), Thổ (đất, như trống đất của dân tộc Cao Lan), Kim (sắt, có dây bằng sắt), Mộc (gỗ, như song loan, mõ), Trúc (hơi thổi, như tiêu, sáo), Bào (nhạc khí làm bằng vỏ quả bầu, như tính tẩu, đàn bầu), Tì (dây tơ, như đàn nhị, hồ, líu), Cách (da, như trống cái, trống chầu).

Tảng đá phẳng thường gọi là Bàn cờ Tiên
Tảng đá phẳng thường gọi là Bàn cờ Tiên

​Tượng linh thú bắng đá - thời Lý
Tượng linh thú bắng đá - thời Lý

​Tượng linh thú (mỗi con cao gần 2 met)
Tượng linh thú (mỗi con cao gần 2 met)

Đặc biệt, ở điện Phật, có pho tượng đức Phật ngồi thiền định trên tòa sen cao 1,85m, kể cả bệ là 3m. Một số nhà nghiên cứu ngày nay cho rằng bệ đá hoa sen có từ thời Lý, còn pho tượng có thể có trước thời Lý. Đây là một kiệt tác điêu khắc bằng đá ở Việt Nam.

Vườn tháp
Vườn tháp

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

 

 

Chỗ nghỉ nổi bật

Xem tất cả (4)
Bắc Ninh
8.0 Rất tốt
Bắc Ninh
8.1 Rất tốt
Bắc Ninh
8.8 Rất tốt

Điểm du lịch gần Chùa Phật Tích

Xem tất cả (0)

Chỗ nghỉ gần Chùa Phật Tích

 
 

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.