Support:(+84) 903 662 420

Lăng Thoại Ngọc Hầu

phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang Di tích lịch sử được yêu thích tại Quận 12, An Giang
 
 

Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu còn gọi là Sơn Lăng, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành Phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là một danh thắng, một công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời phong kiến, và là một di tích lịch sử cấp quốc gia Việt Nam
 

Giới thiệu Lăng Thoại Ngọc Hầu

 
Lăng Thoại Ngọc Hầu

Nếu chùa Tây An sặc sỡ, nguy nga. Miếu Bà đồ sộ, hoành tráng. Chùa hang tao nhã, phiêu diêu thì lăng Thoại Ngọc Hầu ung dung, đường bệ với những đặc điểm: mặt nhìn ra con đường nằm bên chân núi, lưng quay về vách đá, tọa lạc trên thềm cao với chín bậc thang xây bằng đá ong.

Một loại đá phải vận chuyển bằng ghe chèo từ Biên Hòa qua nhiều sông rạch rồi rẽ vào kênh Vĩnh Tế về Núi Sam. Chỗ ghe neo lại để lên đá còn địa danh Bến Vựa, Nhà Neo đến bấy giờ.

Lăng Thoại Ngọc Hầu
Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng xây bằng hồ ô đước (thời đó chưa có xi-măng). Bao bọc quanh khu mộ là bức tường dày cả mét, cao hơn đầu người, đã nhuốm rêu phong. Phía trước có hai cửa lớn theo kiểu kiến trúc của lăng tẩm xưa, hai bên có hai hàng liễn đối.

Phía sau là bậc thang đi lên đền thờ được xây trên nền cao. Trong đền thờ có bài vị của Thoại Ngọc Hầu và hai Phu nhân, có áo mão cân đai của ông được phục chế và nhiều nghi thờ với các bộ lư đồng.

Mặt tiền lăng là khoảng sân rộng nổi bật cái long đình trong có bản sao bia Thoại Sơn. Trước long đình là khẩu súng thần công, bảng xếp hạng di tích và hai con nai bằng xi măng, tôn thêm vẻ đẹp cho lăng.

Mộ của Thoại Ngọc Hầu và hai người vợ của ông được xây bằng hồ ô dước, đầu mộ là bình phong có đắp chữ Hán, chân mộ có bi kí.
Mộ của Thoại Ngọc Hầu và hai người vợ của ông được xây bằng hồ ô dước, đầu mộ là bình phong có đắp chữ Hán, chân mộ có bi kí.

Trong lăng, chính giữa là lăng Thoại Ngọc Hầu, ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh năm Tân Tỵ (1761) tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam. Thời kỳ loạn lạc theo gia đình vào nam cư trú tại cù lao Dài trên sông Cổ Chiên, nay là tỉnh Vĩnh Long. Dưới triều Nguyễn ông được cử làm Trấn thủ Vĩnh Thanh (gồm các tỉnh Châu Đốc, Sa Đéc, Vĩnh Long và một phần Kiên Giang). Ông đã có công lớn trong việc khai hoang lập ấp, đào kinh đắp đường phát triển và bảo vệ vùng đất Tây Nam. Các công trình lớn của ông để lại cho đời sau là:

+ Đắp lộ Núi Sam – Châu Đốc dài 5 cây số trong năm 1826-1827, huy động gần 4.500 nhân công. Đoạn nằm trong nội ô thị xã Châu Đốc hiện nay vẫn còn mang tên ông: Nguyễn Văn Thoại.

+ Đào kinh Thoại Hà dài hơn 30.000 mét ở Núi Sập (Thoại Sơn) vào năm 1818 với gần 1.500 nhân công. (Thoại là tên ông được triều đình lấy đặt cho tên núi, tên sông).

+ Đào kinh Vĩnh Tế dài theo biên giới tây nam nối liền Châu Đốc - Hà Tiên, nối lưu thông sông Châu Đốc ra vịnh Thái Lan, dài hơn 90 cây số, huy động trên 80.000 nhân công thực hiện từ 1819-1824. Tên phu nhân Thoại Ngọc Hầu được đặt cho con kinh chiến lược này: Vĩnh Tế. (Bà tên thật là Châu Thị Tế nhưng thuộc dòng Châu Vĩnh).

Trong lăng, chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh năm Tân Tỵ (1761) tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Trong lăng, chính giữa là mộ Thoại Ngọc Hầu, ông tên thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh năm Tân Tỵ (1761) tại huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam.

Bên phải mộ ông là mộ bà vợ chính nhất phẩm phu nhân Châu Thị Tế, mất năm Bính Tuất (1826). Bên trái có ngôi mộ khiêm ngường hơn là của bà vợ thứ Diệc phẩm phu nhân Trương Thị Miệt, mất năm Tân Tỵ (1821). Trước mỗi đầu mộ đều có bức bình phong, chân mộ là bi ký. Ở bức tường phía trước mộ đặt bia đá Vĩnh Tế Sơn. Thoại Ngọc Hầu mất năm Kỷ Sửu (1829), hưởng thọ 68 tuổi. Qua vị trí các ngôi mộ và năm mất của ông và hai bà vợ, ta có thể biết chắc rằng khu lăng mộ này được xây dựng theo ý ông, bởi ông mất sau hai bà.

Trong nội lăng còn có 14 ngôi mộ và ngoại vi lăng cũng có khoảng 50 ngôi mộ xây với nhiều hình thức khác nhau
Trong nội lăng còn có 14 ngôi mộ và ngoại vi lăng cũng có khoảng 50 ngôi mộ xây với nhiều hình thức khác nhau

Trong nội lăng còn có 14 ngôi mộ và ngoại vi lăng cũng có khoảng 50 ngôi mộ xây với nhiều hình thức khác nhau: Voi phục, trái đào, cái nón… Đây là những ngôi mộ vô danh của các cận thần, thân tộc và những người có công đã chết trong cuộc đào kênh Vĩnh Tế gọi là Nghĩa trủng (đến nay vẫn còn lưu truyền bài tế Nghĩa trủng văn đọc rất lâm li, bi tráng). Tương truyền hai ngôi mộ có hình trái đào và cái nón là của cặp đào kép chánh trong đoàn hát bộ theo biễu diển cho ông xem khi còn sống.

Ngoài những sắc phong của triều đình nhà Nguyễn và các văn bia Thoại Sơn, còn có bia “Châu Đốc Tân Lộ Kiều Lương” dựng tại núi Sam năm 1828 nhằm kỷ niệm ngày hoàn thành con lộ Châu Đốc -  Núi Sam, ngày nay không còn nữa nhưng văn bia vẫn còn ghi trong sử sách

 

Chỗ nghỉ nổi bật

Xem tất cả (31)
Quận 12
9.2 Tuyệt vời
Quận 12
9.1 Tuyệt vời
Quận 12
9.1 Tuyệt vời

Điểm du lịch gần Lăng Thoại Ngọc Hầu

Xem tất cả (0)

Chỗ nghỉ gần Lăng Thoại Ngọc Hầu

 
 

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.