Support:(+84) 903 662 420

Chùa Tam Bửu

Thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Thắng cảnh được yêu thích tại Quận 6, An Giang
 
 

Chùa Tam Bửu

Chùa Tam Bửu hay chùa Tam Bảo, được xem như là Tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (gọi tắt là "Hiếu Nghĩa"). Đây là một tự viện danh tiếng và là một di tích lịch sử cấp quốc gia tại An Giang, Việt Nam.
 

Giới thiệu Chùa Tam Bửu

 
Chùa Tam Bửu

Di tích Chùa Tam Bửu

Chùa Tam Bửu hay chùa Tam Bảo, Tổ đình của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, là một tự viện danh tiếng và là một di tích lịch sử cấp quốc gia tại An Giang, Việt Nam.

Chùa Tam Bửu tọa lạc tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, cách núi Tượng khoảng 200m. Chùa do Ngô Lợi, một người dân yêu nước trong phong trào Cần Vương, và là giáo chủ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đã cùng với tín đồ xây dựng vào ngày 26 tháng 6 năm 1882. Theo Địa chí An Giang…[1]Ngô Lợi khai sáng đạo từ năm 1867 tại Ba Chúc. Như vậy, trước khi có chùa vào năm 1882, nơi đây chỉ là một trại ruộng hoặc là một am tu hành đơn sơ bằng tre lá.

Cho đến khi cuộc khởi nghĩa của Ngô Lợi cùng với Lê Văn Ong và Võ Văn Khả, nổ ra ở Cai Lậy (Mỹ Tho), vào những năm 1877 - 1879 bị thất bại. Bị Pháp truy nã gắt gao, ông mới dẫn tín đồ và nghĩa quân rút hẳn về đây rồi lập làng (An Định), lập chùa, chờ đợi một thời cơ khác.

Để có được diện mạo như ngày nay (xem ảnh), chùa phải trùng tu nhiều lần, bởi bị Pháp đến đốt phá.

Chùa Tam Bửu
Chùa Tam Bửu
 

Đạo nạn, thảm sát

Chỉ tính trong 12 năm (1876 - 1888), thực dân Pháp đã đến làng An Ðịnh[2] đốt phá chùa chiền, nhà cửa; bắt người tra tấn, tù đày cả thảy bảy lần. Tín đồ đạo Tứ Ân gọi đó là Đạo nạn.

Và vào ngày 13 tháng 4 năm 1978 (ngày rằm tháng 3 âm lịch), quân Pol Pot từ bên kia biên giới (Campuchia), nả pháo rơi trúng hậu liêu chùa Tam Bửu, giết chết 40 người, bị thương 20 người và làm sụp đổ một mảng tường.

Vài ngày sau , lúc 3 giờ chiều ngày 20 tháng 4, quân Pôn Pốt vượt biên, tràn nhanh vào chùa bắt hơn 800 người đủ mọi lứa tuổi, tịch thu hết vàng bạc, đồ vật có giá trị. Những ai thuộc phái nữ, bị buộc đi về hướng kênh Năm xã, phái nam bị áp giải về hướng Cầu Sắt - Vĩnh Thông và giồng Ông Tướng. Trong số ấy, có 4 người vì già yếu, bệnh tật, đi không nổi liền bị bắt chết. Tám trăm người bị dẫn đi hôm ấy, bị đánh đập, bị hãm hiếp và rồi bị giết chết bỏ thây ngoài đồng, chỉ có 2 người còn sống sót trở về.

Theo Bia Căm thù Ba Chúc, số người bị thảm sát là 3.157 người dân thường. Một số bị giết ở các chùa như vừa kể, một số bị giết ở nhiều nơi khác. Hiện nay Nhà Mồ Ba Chúc trưng bày 1.159 bộ hài cốt, số còn lại đã được thân nhân đem chôn, hoặc nằm lại trong những hang sâu trên núi Tượng...[3]

Hài cốt tại Nhà Mồ Ba Chúc
Hài cốt tại Nhà Mồ Ba Chúc
 

Cổ vật

Sau khi dựng xong chùa Tam Bửu, Ngô Lợi cho người lên Núi Dài (Ngọa Long Sơn) đốn cây cam đàn, một loại danh mộc, đem về đóng một ngôi thờ, đó là Long Đình (hay Long Vị) do ông vẽ kiểu và cho kích thước.(chiều cao khoảng 3 m, bề ngang mỗi cạnh khoảng 2m và 1,5m).

Ngô Lợi rất coi trọng ngôi thờ này, như ông kính thờ một bề trên nào đó đang vắng mặt, mà tín đồ gọi là Đức Phật Vương[4]

Ngày 21 tháng 4 năm Ất Dậu (1885), quân Pháp cùng cộng sự Trần Bá Lộc, đánh chiếm Núi Tượng lấy đi nhiều tài sản quí của đạo, trong đó có ngôi Long Đình, cho đem về Viện Bảo tàng Sài Gòn.

Mãi đến 11 tháng 5 năm 1971, bảo vật trên mới được chính quyền Việt Nam Cộng hòa trao trả lại.

Long Đình tại chùa Tam Bửu
Long Đình tại chùa Tam Bửu
 

Vì không biết Long Đình còn hay đã bị Pháp phá hủy, ban quản tự Tổ đình nhờ người đóng một ngôi Long Đình khác, tuy không giống hẳn và khéo bằng. Ngôi Long Đình mới này giờ đây được tín đồ gọi là Khánh Tổ vì được dùng để thờ Đức Bổn Sư, tức Ngô Lợi.

Tháng 11 năm 1888, bị nội phản, Pháp bắt được vua Hàm Nghi. Có vài cận thần chạy thoát, nghe tiếng Ngô Lợi, nên tìm đến chùa Tam Bửu gặp ông. Không gặp, nhưng biết phong trào Cần Vương nơi đây bị đàn áp, bị suy yếu nên họ ra về, sau khi để lại mấy câu thơ:

Vào ngày 10 tháng 7 năm 1980, chùa Tam Bửu, chùa Phi Lai, Nhà Mồ, là ba điểm tiêu biểu nằm trong Khu chứng tích tội ác diệt chủng Pôn Pốt tại Ba Chúc, được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nguồn: www.vi.wikipedia.org

1. Địa chí An Giang, tập 2, Ủy ban Nhân dân tỉnh ấn hành, năm 2007, tr.391

2. Làng An Định, là căn cứ của đạo Tứ Ân và của phong trào Cần Vương toàn Nam Kỳ (Sơn Nam, Cá tính miền Nam, NXB Trẻ, 1997, tr. 48.)

3. Ngày tháng, con số thương vong trong vụ thảm sát Ba Chúc, dựa theo Địa chí An Giang tập 2, UBND tỉnh An Giang, 2007, tr.300 - 301.

4. Sơn Nam cho rằng Long Đình dành cho người khuất mặt sắp xuất hiện, ám chỉ vua Hàm Nghi (Lịch Sử An Giang, NXB TH. An Giang, 1988, tr. 76); còn theo tài liệu do Tổ đình đạo Hiếu Nghĩa cung cấp thì ngôi thờ này dành cho Phật Vương tên là Trần Liêm, không rõ lai lịch.

5. Theo Sơn Nam, Cá tính miền nam, NXB Trẻ, tr.65 và Nguyễn Văn Hầu, Nửa tháng trong miền Thất Sơn, NXB Trẻ, 2006, tr.195 - 196. Riêng tài liệu do chùa Tam Bửu cung cấp thì đây là bài thơ do Ngô Lợi làm, trước khi dẫn tín đồ chạy sang Vườn Dầu (Cao Miên) lánh nạn vào đầu năm Ất Dậu 1885.

 

Chỗ nghỉ nổi bật

Xem tất cả (47)
Quận 12
9.2 Tuyệt vời
Quận 2
9.0 Tuyệt vời
Quận 12
9.1 Tuyệt vời

Điểm du lịch gần Chùa Tam Bửu

Xem tất cả (0)
Bảy Núi
Bảy Núi Quận 6, An Giang
Hồ Soài So
Hồ Soài So Quận 6, An Giang
Hồ Ô Thum
Hồ Ô Thum Quận 6, An Giang

Chỗ nghỉ gần Chùa Tam Bửu

 
 

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.