(+84) 903 662 420

Di Tích Lưu Niệm Hoàng Đình Giong

làng Nà Toàn, xã Đề Thám,Thị xã Cao Bằng Di tích lịch sử được yêu thích tại Cao Bằng, Cao Bằng
 
 

Di Tích Lưu Niệm Hoàng Đình Giong

Di Tích Lưu Niệm Hoàng Đình Giong Cao Bằng: Di tích này ở làng Nà Toàn, xã Đề Thám,Thị xã Cao Bằng nơi sinh ra và nuôi dưỡng đồng chí Hoàng Đình Giong. Đồng chí là người dân tộc Tày, sinh năm 1904 là một trong những Đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng và cũng là người trực tiếp rèn luyện và xây dựng Đảng bộ Cao Bằng
 

Giới thiệu Di Tích Lưu Niệm Hoàng Đình Giong

 
Di Tích Lưu Niệm Hoàng Đình Giong

Hoàng Đình Giong - Người cộng sản kiên trung

Đồng chí Hoàng Đình Giong (tức Hoàng, Trần Tín, Lầu Voòng, Nam Bình, Văn Tư, Võ Văn Đức, Vũ Đức, Lê Minh, cụ Vũ), sinh ngày 1/6/1904, tại làng Thôm Hoáng, xã Hạ Hoàng (nay là phường Đề Thám, Thành phố).

Tượng đài tưởng niệm Hoàng Đình Giong
Tượng đài tưởng niệm Hoàng Đình Giong

Đồng chí là một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1926 cho đến lúc hy sinh (năm 1947). Đồng chí đã lần lượt giữ các chức vụ quan trọng trong Đảng, như: nguyên Bí thư Chi bộ Hải ngoại Long Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng (khoá I) phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ, Chính ủy Quân giải phóng Nam Bộ, Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) Khu 6, Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) Khu 9.

LÝ TƯỞNG CỘNG SẢN CAO ĐẸP

Từ lúc còn nhỏ, đồng chí Hoàng Đình Giong là một học sinh thông minh, hăng say học tập, sớm có tư tưởng yêu nước, ghét Tây. Những năm 1923 - 1924, đồng chí bí mật tuyên truyền tư tưởng yêu nước trong học sinh  ở Thị xã, Hòa An và Hà Quảng. Từ năm 1926 - 1927, đồng chí tham gia hoạt động cách mạng tại các huyện Quảng Uyên, Hà Quảng, Hoà An, Thông Nông, Thị xã; tham gia phong trào bãi khoá của học sinh tại Hà Nội, đặc biệt, tích cực tham gia đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, tham gia tổ chức lễ truy điệu nhà cách mạng yêu nước Phan Chu Trinh. Sau khi bị địch phát hiện và bị đuổi học, đồng chí Hoàng Đình Giong đã chỉ đạo, tổ chức cho những người yêu nước về tuyên truyền tư tưởng yêu nước cho thanh niên học sinh Cao Bằng, đồng chí ở lại Hà Nội để gây dựng cơ sở, giữ mối liên lạc với phong trào thanh niên ở Hà Nội và là đầu mối liên lạc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (VNCMTN).

Năm 1927, đồng chí Hoàng Đình Giong sang Trung Quốc liên lạc với tổ chức Hội VNCMTN và tham gia mở các lớp huấn luyện chính trị của tổ chức Hội tại Long Châu (Trung Quốc) những người yêu nước Việt Nam. Tháng 12/1929, đồng chí được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng (một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) và là đảng viên đầu tiên của tỉnh Cao Bằng; đồng chí được bầu làm Bí thư Chi bộ Hải ngoại Long Châu. Chi bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp gây dựng và phát triển phong trào quần chúng cách mạng ở vùng biên giới Cao Bằng - Lạng Sơn, tổ chức, hướng dẫn thanh niên yêu nước ra nước ngoài dự các lớp huấn luyện và đưa đón cán bộ hoạt động ở vùng biên giới hai nước.

Tháng 7/1933, được Đảng phân công với cương vị Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, đồng chí Hoàng Đình Giong bí mật về hoạt động và chỉ đạo xây dựng cơ sở đảng tại Hải Phòng, Quảng Ninh và vùng duyên hải. Từ những cơ sở đảng do đồng chí gây dựng lại, những năm 1934 - 1935, cơ sở của Đảng bộ Hải Phòng, Quảng Ninh dần khôi phục và lãnh đạo phong trào đấu tranh. Cuối tháng 3/1935, đồng chí Hoàng Đình Giong được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ nhất họp ở Ma Cao (Trung Quốc) và được phân công phụ trách Xứ ủy Bắc Kỳ.

Ngày 4/2/1936, đồng chí bị địch bắt khi đang kiểm tra phong trào ở Hải Phòng và bị toà án thực dân Pháp kết án 5 năm tù. Từ đó, đồng chí lần lượt bị giam cầm ở các nhà tù Cao Bằng, Hoả Lò (Hà Nội), Bắc Mê (Hà Giang), Sơn La và bị đày đi biệt xứ ở Ma-đa-gat-xca (châu Phi). Trong thời gian bị đi đày biệt xứ, đồng chí tranh thủ được danh nghĩa đồng minh chống phát xít Đức và được Chính phủ Anh cho về nước. Trở về Tổ quốc, đồng chí Hoàng Đình Giong tích cực hoạt động cách mạng. Sau ngày 9/3/1945, đồng chí cùng Đảng bộ Cao Bằng lãnh đạo nhân dân xóa bỏ chính quyền tay sai của địch, thành lập và bảo vệ chính quyền cách mạng ở hầu hết các châu trong tỉnh, bao vây quân đội Nhật, trấn áp bọn phỉ phản động. Thực hiện Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Đảng bộ Cao Bằng cử đồng chí Hoàng Đình Giong làm Trưởng Ban khởi nghĩa, lãnh đạo lực lượng vũ trang cùng với quần chúng nổi dậy giành chính quyền cách mạng. 

VỊ TƯ LỆNH “VÕ, VĂN, ĐỨC” VẸN TOÀN

Ngày 01/10/1945, đồng chí Hoàng Đình Giong được Bác Hồ và Trung ương đặt tên là Võ Văn Đức và cử làm Chỉ huy trưởng Bộ đội Nam tiến vào Nam bộ chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược. Cái tên này mang nhiều ý nghĩa, vừa có văn, vừa có võ, vừa có đức, như Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Chú cầm quân ra chiến trường, văn, võ đều cần, nhưng phải chú trọng cái đức của người cán bộ cách mạng”. Ngày 20/11/1945, tại Hội nghị An Phú Xá (Gia Định), đồng chí Hoàng Đình Giong được cử làm Chủ nhiệm Chính trị Bộ (Chính uỷ) Quân giải phóng Nam Bộ. Ngày 10/12/1945, Trung ương cử đồng chí vào làm Khu Bộ trưởng (Tư lệnh) Khu 9. 

Tại Chiến khu 9, đồng chí lập Tổng hành dinh tại Phước Long (Bạc Liêu), cùng với liên Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy Chiến khu đề ra những chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình địch - ta trên chiến trường, chỉ huy các mặt trận chiến đấu ngăn chặn, tiêu diệt địch. Khu Bộ trưởng Võ Văn Đức có những quyết định sáng suốt để giải quyết những vấn đề lớn trên chiến trường, làm công tác giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đồng bào Việt - Khơ me về âm mưu chia rẽ của giặc, nhờ đó, lực lượng vũ trang dần  được tổ chức chặt chẽ, chỉ huy và lãnh đạo đơn vị ngày càng được củng cố và hoạt động có hiệu quả. Những đóng góp xuất sắc của Tư lệnh Vũ Đức (thời gian này Võ Văn Đức được gọi là Vũ Đức) trong những ngày đầu năm 1946 góp phần củng cố và tổ chức lại bộ đội, giải quyết đúng đắn chính sách dân tộc, xây dựng tình đoàn kết dân tộc Việt - Khơ me...

Cuối tháng 11/1946, Khu Bộ trưởng Vũ Đức lên đường ra Bắc nhận nhiệm vụ mới. Khi đến tỉnh Ninh Thuận, đồng chí được Trung ương phân công ở lại làm Khu Bộ trưởng Khu 6. Đồng chí có nhiều đóng góp to lớn trong việc chỉ đạo xây dựng củng cố Trung đoàn 81 (Ninh Thuận), Trung đoàn 82 (Bình Thuận), chỉ đạo huấn luyện tác chiến và bồi dưỡng chiến tranh du kích cho lực lượng vũ trang Khu 6, giúp Đảng bộ Ninh Thuận, Bình Thuận lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành chiến tranh du kích, vận động đồng bào các dân tộc tích cực tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Là người chỉ huy cao nhất Khu 6 lúc bấy giờ, đồng chí luôn bám sát cơ sở để chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu và anh dũng hy sinh tại chiến trường Ninh Thuận khi đang chỉ huy bộ đội chiến đấu chống lại quân xâm lược. Đồng chí đã để lại tình cảm đặc biệt quý mến, niềm thương tiếc vô hạn đối với lực lượng vũ trang Khu 6 nói chung và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận nói riêng.

TỔ QUỐC GHI CÔNG, NHÂN DÂN ĐỜI ĐỜI TRI ÂN

Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc, đất nước, quê hương cách mạng Cao Bằng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết trong cuốn "Hoàng Đình Giong - cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng (1904 - 1947)": "Đồng chí Hoàng Đình Giong là một người cộng sản trung kiên, một người con tiêu biểu của đồng bào các dân tộc quê hương cách mạng Cao Bằng. Đồng chí đã chiến đấu kiên cường, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và lý tưởng cộng sản cao đẹp...".

Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tại Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong, phường Đề Thám (Thành phố). Ảnh: Vũ Tiệp
Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ tại Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong, phường Đề Thám (Thành phố).

Bất cứ ở cương vị nào, vùng đất nào, đồng chí đều thể hiện phẩm chất cao đẹp và bản lĩnh của một người cán bộ chính trị, quân sự cao cấp lớp đầu tiên của Đảng, của quân đội. Đồng bào các dân tộc miền Tây Nam Bộ rất quý trong đồng chí Vũ Đức, bởi đồng chí sống chan hòa, gần dân, thương dân vô hạn.  Đồng bào Khơ me luôn ghi lòng tạc dạ công ơn “cứu mạng của cụ Vũ Đức”;  quý trọng và tôn thờ đồng chí như Phật, gọi đồng chí là “Lục” Vũ Đức (tiếng Khơ me “lục” là sư, tức là người lãnh tụ).

Ghi nhận những cống hiến và công lao to lớn của đồng chí, năm 1998, Đảng và Nhà nước truy tặng đồng chí Hoàng Đình Giong Huân chương cao quý - Huân chương Hồ Chí Minh và nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2009), Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng đồng chí danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 

Để tưởng nhớ và ghi tạc công lao to lớn của đồng chí, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Cao Bằng đã dựng Tượng đài, xây dựng Khu di tích lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong ở làng Nà Toàn, phường Đề Thám (quê nội của đồng chí). Khu di tích được xây dựng với các hạng mục đẹp, trang nghiêm, trở thành địa chỉ quen thuộc để thế hệ trẻ tổ chức sinh hoạt giáo dục truyền thống. Trường Đảng của tỉnh cũng được mang tên đồng chí: Trường Chính trị Hoàng Đình Giong. Cũng tại Thành phố, một trong những đường phố to đẹp từ đầu cầu Sông Hiến đến đầu cầu Bằng Giang mang tên đường Hoàng Đình Giong. Tại mặt trận Tân Hưng - Cà Mau, chiến trường ác liệt gắn liền với tên tuổi của Khu Bộ trưởng Vũ Đức, đã xây dựng bia tưởng niệm chiến thắng, một trong những đường phố to đẹp tại thành phố Cà Mau mang tên Hoàng Đình Giong. Năm 2014, Đảng bộ, nhân dân tỉnh Cao Bằng sẽ tổ chức kỷ niệm trọng thể 110 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (1/6/1904 - 1/6/2014). Cuộc đời hoạt động cách mạng của Anh hùng liệt sỹ Hoàng Đình Giong mãi mãi là tấm gương sáng ngời cho các thế hệ hôm nay cả mai sau học tập, noi theo.  

 
 

Chỗ nghỉ nổi bật

Xem tất cả (63)
Cao Bằng
9.2 Tuyệt vời
Cao Bằng
9.5 Tuyệt vời
Cao Bằng
8.2 Rất tốt

Xem thêm về Du Lịch Cao Bằng

Xem Tổng Quan

Giới Thiệu Cao Bằng

Cao Bằng có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ, nguyên sinh. Những món đặc sản Cao Bằng được chế biến từ nguyên liệu của rừng có tên kỳ lạ, vừa kích thích tò mò vừa đem lại khoái cảm đặc biệt cho người thưởng thức.
Cao Bằng

Chỗ nghỉ gần Di Tích Lưu Niệm Hoàng Đình Giong

 
 
 

Vì sao nên chọn chúng tôi

  • Hơn 8 Năm kinh nghiệm

  • Ưu đãi giá tốt cho khách hàng

  • Bồi hoàn nếu chất lượng không đúng

  • Tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm

  • Phục vụ 10.000 khách/tháng

Công ty TNHH Dulich24 Việt Nam

Đ/c: Số 10C/196, đường Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.

Số ĐKKD: 0108370327

Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.

Lĩnh vực: Sàn TMĐT, Đại lý du lịch.

Bạn cần trợ giúp? hãy gọi ngay

(+84) 903 662 420

Lienhe@dulich24.com.vn

Từ 7h đến 21h hàng ngày

Đối tác TMĐT

Hợp tác Tour

Đối tác lữ hành có nhu cầu hợp tác bán Tour và Tour ghép đoàn, vui lòng liên hệ hợp tác với chúng tôi.

Dulich24 Việt Nam luôn cam kết với đối tác về chất lượng, tin cậy, và năng lực tốt nhất.

Hợp tác nhà cung cấp

Nhằm đa dạng sản phẩm du lịch phụ vụ cho khách hàng, Dulich24 Việt Nam liên tục tìm kiếm các đối tác cung cấp dịch vụ.

Đối tác chỗ nghỉ, nhà hàng, vận tải, vé tham quan vui lòng liên hệ gửi báo giá để hợp tác.

Liên hệ hợp tác

Hotline/Zalo (+84) 903 662 420

Lienhe@dulich24.com.vn

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.