(+84) 903 662 420

Lăng Khải Định

Huế - Thừa Thiên Huế - Việt nam Di tích lịch sử được yêu thích tại Huế, Huế
 
 

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định thuộc xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách Tp. Huế 10km.
 

Giới thiệu Lăng Khải Định

 
Lăng Khải Định

 Lăng Khải Định – Ứng Lăng

Nếu như Lăng Tự Đức được đánh giá như là một bức tranh sơn thủy hữu tình, có khung cảnh êm đềm thơ mộng và hết sức tươi đẹp, phảng phất nét u trầm thanh nhã tâm hồn mẫn cảm, yêu thích thiên nhiên và nghệ thuật của vị vua hiền đức hiếu thảo, được người đời mệnh danh là “ông vua thi sĩ Tự Đức” thì Lăng Khải Định lại là một công trình kiến trúc gây nhiều sửng sốt và vui thích bất tận. Kiến trúc lăng Khải Định đem lại nhiều ý kiến trái chiều. Công chúng và giới kiến trúc lúc thì bảo kiến trúc lai căng, lòe loẹt; khi thì tán dương là độc đáo, lộng lẫy, khác lạ. Điều này là kết quả của hai yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đông – Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của Khải Định.

 ​Cổng vào Lăng Khải Định với những cánh cửa sắt và trụ cổng dạng hình chóp
Cổng vào Lăng Khải Định với những cánh cửa sắt và trụ cổng dạng hình chóp

Dưới thời Khải Định (1916-1925), chủ quyền Việt Nam đã lọt hẳn vào tay thực dân Pháp và văn hoá nghệ thuật phương Tây đang thâm nhập mạnh vào nước ta. Cho nên,ở lăng Khải Định, một số yếu tố hiện đại đã chen lấn vào dòng nghệ thuật kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng… tạo ra từ phong cách kiến trúc.

Lăng Khải Định nằm trọn trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ – vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng – thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi: Ứng Lăng.  Lăng khởi công ngày 4-9-1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn tất. So với 6 khu lăng của các vua nhà Nguyễn, lăng Khải Định là lăng sau cùng, và mặt bằng kiến trúc nhỏ hẹp nhất, nhưng đây lại là công trình đòi hỏi nhiều nhất về thời gian,(*) công sức và tiền của với sự trưng tập nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước như Phan Văn Tánh, Nguyễn Văn Khả, Ký Duyệt, Cửu Sừng


Toàn cảnh phía trước của Lăng Khải Định
Toàn cảnh phía trước của Lăng Khải Định

Lăng Khải Định có kiến trúc rất lạ, không  giống như lăng tẩm của các vị vua trước, nó là một sự pha trộn nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Thoạt nhìn, lăng Khải Định giống như một toà lâu đài ở châu Âu, vì được xây dựng bằng bê tông trên một sườn núi. Các vật liệu truyền thống của bản địa như gỗ, đá, gạch, vôi ở đây chỉ là một số lượng không đáng kể, vật liệu hiện đại đã lấn át những vật liệu truyền thống. Những cánh cửa sắt, gạch ca rô ngói ác-đoa, cột thu lôi, hệ thống đèn điện, những tháp nhọn stoupa cũng là những thứ ngoại lai. Sự loại bỏ màu xanh của lá cây cổ thụ, sự vắng bóng của mặt nước ao hồ trong lăng, làm cho tổng thể kiến trúc từ bậc cấp thứ nhất đến bậc cấp thứ 127 thiếu đi vẻ êm dịu, tươi mát. Hình khối bê tông nặng nề của tổng thể lăng, của các con rồng to lớn, cứng đã làm cho lăng Khải Định khác hắn các lăng vua Nguyễn trước đó.

Nhìn toàn cảnh lăng Khải Định có một cái gì đó vừa quen, vừa lạ. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique…

Trụ cổng hình chóp của Lăng
Trụ cổng hình chóp của Lăng

Những trụ cổng hình tháp,  trụ biểu hình chóp mũi nhọn dạng stoupa ảnh hưởng từ kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ. Stupa là kiến trúc Phật giáo cổ nhất của ở Ấn Độ vào thế kỉ 4-1 TCN, dạng bán cầu và đỉnh nhọn, vì theo tương truyền trước khi tịch, Phật được hỏi: làm thế nào để bảo tồn sự tôn kính di thể Phật? Lúc ấy, Phật gấp tư áo cà sa, úp bát khất thực lên, rồi đặt cái gậy chống lên trên cùng rồi tịch. Sau này hình tượng ấy trở thành một nét kiến trúc Phật giáo.

Hai trụ biểu to lớn cũng có dạng hình chóp, mũi nhọn
Hai trụ biểu to lớn cũng có dạng hình chóp, mũi nhọn

Hàng rào như những cây thánh giá khẳng khiu, tương tự như những hàng rào giáo đường của nhà thờ, đây là những đường nét kiến trúc chịu ảnh hưởng từ kiến trúc La Mã.

Bái Đình với hai hàng quan văn võ, phía xa sau đó là hàng rào Lăng như những cây thánh giá khẳng khiu (khác hẳn với các Lăng khác hàng rào là những vòng tường thành)
Bái Đình với hai hàng quan văn võ, phía xa sau đó là hàng rào Lăng như những cây thánh giá khẳng khiu (khác hẳn với các Lăng khác hàng rào là những vòng tường thành)

Nhà bia hình bát giác xây bê tông cốt thép hoà trộn cổ kim, trong đó có bia đá  với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể…  với những hàng cột cũng hình bát giác, vòm cửa hình bán cầu và thấp, các cửa sổ dày và nhỏ.

Bi Đình có hình Bát giác
Bi Đình có hình Bát giác

và những cột trụ cũng có hình bát giác
và những cột trụ cũng có hình bát giác

Thế nhưng giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng này là ở phần trang trí nội thất cung Thiên Định, công trình kiến trúc chính của lăng.
Thế nhưng giá trị nghệ thuật cao nhất của lăng này là ở phần trang trí nội thất cung Thiên Định, công trình kiến trúc chính của lăng.

Bên trong Cung Thiên Định: chiếc bửu tán phía dưới tượng trông rất mềm mại
Bên trong Cung Thiên Định: chiếc bửu tán phía dưới tượng trông rất mềm mại

Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất, là kiến trúc chính của lăng, gồm 5 phần liền nhau: 2 bên là Tả, Hữu Trực Phòng dành cho lính hộ lăng; phía trước là điện Khải Thành, nơi có án thờ và chân dung vua Khải Định; chính giữa là bửu tán, pho tượng nhà vua và mộ phần phía dưới; trong cùng là khám thờ bài vị của ông vua quá cố.

Án thờ Vua Khải Định
Án thờ Vua Khải Định

Toàn bộ nội thất của 3 gian giữa trong cung Thiên Định đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thủy tinh. Những “”bàn tay vàng” của các ngệ nhân đầu thế kỷ XX đã dùng hàng vạn mẫu sành sứ thủy tinh đủ màu để đắp nổi thành hàng ngàn hình ảnh cung đình và dân gian sinh động, sống sít, vui mắt: các bộ tranh tứ thời, ngũ phúc, bát bửu, bộ khay trà, mâm ngủ quả, ngọn đèn dầu hoả, những chiếc đồng hồ…cũng được trang trí nơi đây.

Phù điêu ghép bằng những mảnh sành sứ và thủy tinh
Phù điêu ghép bằng những mảnh sành sứ và thủy tinh

Những vật dụng của Vua được trang trí trong Lăng
Những vật dụng của Vua được trang trí trong Lăng

Đặc biệt chiếc bửu tán bên trên pho tượng đồng trong chính tẩm với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có cảm giác nó được làm bằng nhung lụa, có thể xao động trước gió mà quên đi rằng đó đích thực là một khối bê tông cốt thép nặng gần 1 tấn. Bên dưới bửu tán là pho tượng đồng của Khải Định được đúc tại  Paris vào năm 1920, do hai người Pháp là P.Ducuing tạc tượng và F.Barbedienne đúc tượng, trong lòng rỗng, sau đó đưa về Huế mới mạ vàng bên ngoài. Thi hài nhà vua được đưa vào dưới pho tượng bằng một toại đạo dài gần 30m, bắt đầu từ phía sau Bi Đình. Phía sau ngôi mộ, vầng mặt trời đang lặn như biểu thị cái chết của vua.

Tượng Vua đồng ngồi trên ngai, phía dưới là thi hài của Vua
Tượng Vua đồng ngồi trên ngai, phía dưới là thi hài của Vua

Trong Lăng còn có một bức tượng vua Khải Định đứng thể hiện rất rõ sự trộn lẫn giữa nghệ thuật Âu – Á.  Tượng với phong cách “hiện đại”, được tạc vào khoảng năm 1918, một số thông tin cho biết là do một số nhà điêu khắc người Pháp tạc, sau đó do một người thợ đúc đồng Việt Nam tổ chức đúc tại Huế, để nguyên chất liệu đồng thau đanh chắc. Pho tượng này cao 1m60, cả về kích thước và tạo hình đều giống người thực, khuôn mặt mang tính chân dung ở dạng tự nhiên, được tạc kết hợp hai quan niệm tại hình Á – Âu ở mức hình thức: đầu đội mũ kiểu khăn xếp, áo hoàng bào mặt trong, trước ngực đeo thẻ bài với những chữ khoa trương “Thụ thiên vĩnh mạng” và “ Đại Nam thiên tử”, tay phải để thỏng, tay trái chống kiếm trong bao có ba tua gù… nhưng áo khoác ngoài lại xẻ tà thẳng từ cổ xuống bụng, ngực đeo đầy “mề đay” (ngực phải đeo 3 chiếc và ngực trái đeo 4 chiếc), hai vai đeo ngà võ quan, ba ngón tau đều đeo nhẫn mặt hoa nổi cao, chân đi giày da. Đã thế, áo tây nhưng lại thêu rồng, mây và sóng. Tượng một vị “Đại Nam thiên tử” nhưng lại dương oai kiểu võ quan Pháp!

Tượng đồng đứng, bức tượng thể hiện rất rõ tính cách của Khải Định
Tượng đồng đứng, bức tượng thể hiện rất rõ tính cách của Khải Định

Người chịu trách nhiệm chính trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn Tánh, tác giả của 3 bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất Việt Nam. Những bức hoạ long vân với diện tích hàng chục mét vuông trên trần 3 phòng giữa của cung Thiên Định đang được các hoạ sĩ Việt Nam hiện đại công nhận là những bức hoạ hoành tráng có giá trị mỹ thuật cao nhất của nền hội hoạ nước ta.

Nhưng đường nét được họa trên trần Lăng
Nhưng đường nét được họa trên trần Lăng

Người ta còn kể lại rằng một hôm vua ngự lên xem xây lăng, khi đến điện Khải Thành thì thấy Cửu Tánh đang nằm trên một cái sàn bằng tre, mặc một cái quần đùi, hai chân quắp lấy hai cây bút vẽ lớn vừa nhúng vào chậu phẩm màu bên cạnh vừa lia lịa vẽ mây vờn. Nghe tiếng động biết là vua vào nhưng vẫn không nhìn xuống mà tiếp tục vẽ. Vua Khải Định thấy ông dùng chân vẽ rồng là con vật tượng trưng cho vua, lại ăn mặc hở hang, biết vua đến mà không chào là mang tội khi quân, nên quát lớn : “Vì răng mi thấy Trẫm mà không xuống lạy, mi lại dám dùng chân vẽ rồng, không biết như rứa là tội chém đầu à?”. Cửu Tánh vẫn nằm ngửa, chân vẫn hý hoáy vẽ và nói vọng xuống: “Khải bẩm Hoàng thượng, hạ thần không biết hoàng thượng giá lâm, với lại vẽ bức tranh ni quá lớn, không thể điều chỉnh bằng tay được nên hạ thần dùng chân, xin hoàng thượng tha chết cho”. Vua Khải Định thấy bức vẽ rất đẹp, đã gần hoàn thành, mà ngoài Cửu Tánh không còn ai có thể làm nổi nên dịu giọng : “Thôi tha cho, nếu đứa khác là ta lấy đầu rồi”. Xem thế mới biết tài năng của cụ Tánh. Ngày nay khi nhìn bức tranh rồng sống động, không ai có thể ngờ rằng bức tranh hoành tráng đó lại được họa sĩ Tánh vẽ bằng đôi chân của mình.

Lăng Khải Định đích thực là một công trình có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc. Nó làm phong phú và đa dạng thêm quần thể lăng tẩm ở Huế…xứng đáng với đôi câu đối đề trước Tả Trực Phòng trong lăng:

“Tứ diện hiến kỳ quan, phong cảnh biệt khai vũ trụ.
Ức niên chung vượng khí, giang sơn trường hộ trừ tư.
(Bốn mặt đều là kỳ quan, phong cảnh mở ra một vũ trụ biệt lập.
Muôn năm hun đúc nên vượng khí, núi sông giúp đỡ mãi hoài).”

 

Chỗ nghỉ nổi bật

Xem tất cả (300)
Huế
9.2 Tuyệt vời
Huế
9.2 Tuyệt vời
Huế
9.1 Tuyệt vời

Xem thêm về Du Lịch Huế

Xem Tổng Quan

Giới Thiệu Huế

Huế là điểm đến hấp dẫn rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế bởi bề dày văn hóa lịch sử, quần thể di tích với kiến trúc lâu đời và phong cảnh thiên nhiên hữu tình.
Huế

Chỗ nghỉ gần Lăng Khải Định

 
 
 

CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM

Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Số ĐKKD: 0108370327

Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.

Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.

GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ

Giới thiệu chi tiết

Bạn cần trợ giúp? hãy gọi ngay

(+84) 903 662 420

Lienhe@dulich24.com.vn

Từ 7h đến 21h hàng ngày

Đối tác cao cấp

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.