(+84) 903 662 420

Ngọ Môn

Hoàn Thành Huế, Tp Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Di tích lịch sử được yêu thích tại Huế, Huế
 
 

Ngọ Môn

Ngọ Môn ( 午門) là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế. Hiện nay là một trong những di tích kiến trúc thời Nguyễn trong quần thể di tích cố đô Huế.
 

Giờ mở cửa

Đóng cửa
  • Thứ Hai 07:00 - 17:00
  • Thứ Ba 07:00 - 17:00
  • Thứ Tư 07:00 - 17:00
  • Thứ Năm 07:00 - 17:00
  • Thứ Sáu 07:00 - 17:00
  • Thứ Bảy 07:00 - 17:00
  • Chủ Nhật 07:00 - 17:00
 

Giới thiệu Ngọ Môn

 
Ngọ Môn

Khám phá Ngọ Môn kinh thành Huế

Ngọ Môn có nghĩa là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ, tuy nhiên nó là một chiếc cổng đặc biệt bởi quy mô khá đồ sộ và kiến trúc độc đáo. Đồng thời, đây là một vị trí rất thuận lợi để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh kinh thành Huế.

Ngọ Môn là cổng chính vào Đại Nội trong kinh thành Huế ,Thành phố Huế ,tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đến du lịch nơi đây, bạn có thể tham gia tour du lịch đến Huế, hoặc tự tổ chức du lịch bụi. Đến đây bạn có thể tham quan Ngọ Môn mà còn tham quan các địa điểm du lịch ở kinh thành Huế.

Ngọ Môn
Ngọ Môn

Ngọ Môn là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự sông Hương. Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ rưỡi với bao cơn bão táp của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ có kỹ thuật xây dựng khéo léo và nhất là nghệ thuật kiến trúc rất thành thạo, cho nên, Ngọ Môn vẫn còn đứng vững với thời gian để trở thành một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền núi Ngự Sông Hương.

Ngọ Môn xây dựng vào năm 1833, khi vua Minh Mạng cho quy hoạch lại mặt bằng và hoàn chỉnh hóa tổng thể kiến trúc trong Đại Nội.

ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía nam để cai trị thiên hạ
ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía nam để cai trị thiên hạ

Vì Kinh Dịch quy định, ông vua bao giờ cũng quay mặt về phía nam để cai trị thiên hạ, cho nên, ngay từ thời Gia Long ( 1802 – 1810) , khi xây dựng Kinh đô Huế, các nhà kiến trúc đã cho hệ thống thành quách và cung điện ở vào vị trí thê “tọa càn hướng tốn” (tây bắc đông nam). Hướng này cũng được xem như hướng bắc – nam. Đối với ngai vàng trong Điện Thái Hòa được xem như vị trí trung tâm của mặt bằng tổng thể, Ngọ Môn nằm ở phía nam của nó.

Căn cứ trên la kinh (la bàn) của khoa địa lý phong thủy Đông Phương, phía nam thuộc hướng “ngọ” trên trục “tý ngọ” (nghĩa là bắc – nam). Do đó, triều Minh Mạng đã đặt tên cho cái cổng mới xây ở chính giữa mặt trước Hoàng Thành là Ngọ Môn, thay cho tên cũ là Nam Khuyết Đài. Chúng ta nên hiểu Ngọ Môn là cổng phía nam với ý nghĩa mang tính không gian, chứ không nên cho rằng chữ “ngọ” ở đây mang tính thời gian là giờ “ngọ”‘ lúc mặt trời đứng bóng giữa ngày. Thành thử không thể dịch chữ Ngọ Môn ra thành “Noon time gate” như có người đã dịch. Có hiểu đúng ý nghĩa của người xưa khi đặt

tên, mới thấy rõ hơn vị trí của Ngọ Môn trong tổng thể kiến trúc Đại Nội. Ngày xưa, cổng này thường đóng chặt quanh năm, chỉ được mở khi vua ra vào Hoàng Thành có đoàn ngự đạo đi theo, và trong những dịp tiếp kiến các sứ ngoại quốc quan trọng trong hoàng cung. . .

Kiến trúc độc đáo
Kiến trúc độc đáo

Tuy nhiên, Ngọ Môn không phải chỉ là một cái cổng, mà nó là cả một tổng thể kiến trúc khá phức tạp: bên trên còn có Lầu Ngũ Phụng được xem như một lễ đài, dùng để tổ chức một số cuộc lễ hàng năm của triều đình, như lễ Truyền Lô (đọc tên các sĩ tử thi đỗ tiến sĩ), lễ Ban Sóc (phát lịch), lễ Duyệt Binh…và đây cũng là nơi điễn ra cuộc lễ thoái vị của vua Bảo Đại vào ngày 30/8/1945.

Về mặt kiến trúc, Ngọ Môn có kiến trúc tương tự Ngọ Môn ở cố cung Bắc Kinh nhưng vẫn thể hiện rõ phong cách kiến trúc dân tộc Việt Nam. Ngọ Môn có hai phần chính là Đài - cổng và lầu Ngũ Phụng. Phần Đài - cổng có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m, cạnh bên dài 27,06m. Đài được xây bằng gạch đá, kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng thau. Đài cao gần 5m, diện tích chiếm đất hơn 1.560m2. Thân đài trổ 5 lối đi. Lối đi chính giữa chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là tả Giáp Môn và hữu Giáp Môn dành cho quan văn, quan võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là tả Dịch Môn và hữu Dịch Môn dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.

Lầu Ngũ Phụng là phần lầu đặt phía trên Đài - cổng. Ngoài phần thân đài, lầu còn được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15m cũng chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu Ngũ Phụng có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẵn 100 cây cột. Mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hành lang. Mái tầng trên chia làm 9 bộ với rất nhiều hình chim phụng trang trí ở phần bờ nóc, bờ quyết, khiến tòa lầu trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói lưu ly màu vàng, tám bộ còn lại lợp ngói lưu ly màu xanh.

Không chỉ có được kiến trúc độc đáo, Ngọ Môn còn là nơi khiến du khách gợi nhớ về một bề dày lịch sử phong kiến qua sự giới thiệu ngọt ngào của cô hướng dẫn viên. Tòa lầu này có địa thế rất đặc biệt. Đứng trên lầu Ngũ Phụng là một nơi rất thuận lợi để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh xung quanh kinh thành Huế. Hướng mắt ra phía trước, giữa một khoảng không rộng lớn là lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới trên ngọn Kỳ Đài. Đây là một công trình kiến trúc tương đối lớn, là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Ngày 23/8/1945, lá cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên được tung bay tại đây, báo hiệu sự chấm dứt chế độ quân chủ. Kỳ Đài không chỉ là công trình kiến trúc đặc sắc, mà còn là một biểu tượng của cố đô Huế. Khoảng giữa Kỳ Đài và Ngọ Môn là Quảng trường Ngọ Môn. Nhìn vào phía trong là Điện Thái Hòa được dẫn vào bằng chiếc cầu Trung Đạo bắc ngang hồ Thái Dịch, tiến đến sân Đại Triều.

Ngọ Môn xứng đáng đươc liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của Triều Nguyễn
Ngọ Môn xứng đáng đươc liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của Triều Nguyễn

Ngọ Môn là một trong những công trình kiến trúc cổ tiêu biểu của miền quê núi Ngự, sông Hương. Mặc dù, công trình này đã trải qua hơn một thế kỷ rưỡi chịu bão táp của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá, nhưng nhờ có kỹ thuật xây dựng khéo léo và nghệ thuật kiến trúc thành thạo mà vẫn đứng vững với thời gian. Chúng ta hãy một lần đến thăm kinh thành Huế để một lần tận mắt nhìn thấy nơi ở của triều đại phong kiến và tìm về với lịch sử dân tộc. Ngọ Môn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạt quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa). Ngày 25/8/1945, tại cửa Ngọ Môn, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã đọc tuyên ngôn thoái vị trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngọ Môn xứng đáng đươc liệt vào hàng những công trình kiến trúc nghệ thuật xuất sắc nhất của Triều Nguyễn nói riêng và của nền kiến trúc vổ Việt Nam nói chung. Mạng xã hội du lịch Việt Nam chúc bạn có chuyến khám phá Ngọ Môn Kinh thành Huế thú vị và vui vẻ.

 

Chỗ nghỉ nổi bật

Xem tất cả (300)
Huế
9.2 Tuyệt vời
Huế
9.2 Tuyệt vời
Huế
9.1 Tuyệt vời

Xem thêm về Du Lịch Huế

Xem Tổng Quan

Giới Thiệu Huế

Huế là điểm đến hấp dẫn rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế bởi bề dày văn hóa lịch sử, quần thể di tích với kiến trúc lâu đời và phong cảnh thiên nhiên hữu tình.
Huế

Chỗ nghỉ gần Ngọ Môn

 
 
 

CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM

Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Số ĐKKD: 0108370327

Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.

Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.

GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ

Giới thiệu chi tiết

Bạn cần trợ giúp? hãy gọi ngay

(+84) 903 662 420

Lienhe@dulich24.com.vn

Từ 7h đến 21h hàng ngày

Đối tác cao cấp

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.