(+84) 903 662 420

Chùa Thiên Phước

Tân An - Long An - Việt nam văn hoá được yêu thích tại Tân An, Long An
 
 

Chùa Thiên Phước

Chùa tọa lạc tại ấp Cầu, xã Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An.
 

Giới thiệu Chùa Thiên Phước

 
Chùa Thiên Phước

Giới Thiệu Về Chùa Thiên Phước

TIỂU SỬ CHÙA THIÊN PHƯỚC

I. Nhân duyên

Chùa Thiên Phước tọa lạc tại số 02 đường Nguyễn Văn Cương, phường Tân Khánh, Thị xã Tân An, Tỉnh Long An, (địa chỉ mới) cách quốc lộ 1A, 20 mét, Ni trưởng Thích Nữ Như Ngộ làm viện chủ.

Vào năm 1925, thân phụ và thân mẫu của Sư bà là cụ ông Lê Văn Thơ pháp danh Thiện Lý và cụ bà Trần Thị Vốn pháp danh Diệu Minh phát tâm cúng dường cho chùa một mẫu đất ruộng, và tạo dựng một am tranh, thiết tha thỉnh Hòa Thượng Pháp Long thuộc hệ phái Thiên Thai Thiền Giáo Tông về giữ chức vụ Trụ trì, hoằng dương Phật Pháp. Lúc đó, Ngài đang ở chùa Khánh Quới, Cai Lậy, Tiền Giang. Bởi thế, trong khuôn viên chùa rãi rác có những ngôi mộ là thân bằng quyến thuộc của Sư bà.

Sau khi Hòa Thượng Pháp Long viên tịch, Hòa thượng Hoằng Khai về trụ trì, nối tiếp con đường truyền thừa chánh pháp, tiếp dẫn hậu lai.

Đến năm 1958, thuận thế vô thường, Hòa thượng Hoằng Khai an nhiên vào cõi vĩnh hằng, Đại đức Thiện Thắng mời Sư Bà về trụ trì.

Cơ duyên đã đến, từ đó Sư bà bắt đầu “trụ thế vương gia, trì Như Lai tạng”. Sư bà vừa lo cho chùa Phổ Đức tại Mỹ Tho lại vừa giữ gìn ngôi Tam Bảo Thiên Phước. Lúc này Sư bà cũng đang sửa sang lại ngôi chùa Phổ Đức, từ lâu vốn là nơi dừng chân của Sư bà.

II/ Buổi sơ khai

Khi tiếp nhận ngôi chùa Thiên Phước, nơi đây chỉ là một căn nhà lá, mái tol, nằm chơ vơ giữa đồng ruộng mênh mông, lặng lẽ bóng người, cỏ mọc um tùm. Thời buổi khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, quả là một thách thức lớn đối với Sư bà. Nhưng với tấm lòng vì đạo quên thân, Sư bà đã lặn lội trong khó nhọc, vững tay lèo lái, chèo chống con thuyền Bát-nhã vượt qua gian lao thử thách. Thiên Phước lúc đó, không đủ gạo ăn, Sư bà phải xin sàn gạo đổ ở những nhà máy nhỏ gần chùa hoặc đan đệm, chèo xuồng đi cắt lát, cấy gặt… tất cả những công việc có thể làm được để đong đầy bát cơm cho ni chúng.Thật như vậy, Thiên Phước ngày ấy phải “xới đất tìm gạo”. Chính thế, Sư bà luôn luôn động viên đệ tử phải cố gắng vượt qua, dù cho có khó khăn cũng không nản lòng thoái chí.

Năm 1975, vì muốn cho chùa có thêm thu nhập nên Sư bà đã khẩn đất ở vùng kinh tế mới-Mộc Hóa. Bấy giờ nơi đó, là một vùng đầy muỗi và đĩa- tụng kinh phải giăng mùng. Thế  nhưng Sư bà vẫn luôn nhắc nhở các đệ tử phải tinh tấn tu học và không quên nung nấu chí nguyện xuất gia ban đầu cuả mình là mỗi năm nhập thất ba tháng để vun bồi cho quả bồ-đề ngày một xanh tươi và kiên cố.

Với mái nhà tranh, ánh đèn dầu leo lét, một vùng quê bom đạn chỉ nghe tiếng gà eo ốc, ai đã một lần đến chắc hẳn không khỏi lắc đầu ngao ngán nhưng nơi đó đã không nao núng tấm lòng bậc đại trượng phu.

Đến năm 1964 thấy mái tol bị rêu phong phủ đầy theo năm tháng, Sư bà quyết định xây lại ngôi chánh điện lần một.  Từ đây Sư bà lại có thêm một số đệ tử đồng kham cộng khổ. Ban ngày lao động, tối theo thời khóa tu hành và học chữ nho, nếp sống thanh đạm đã trở thành thói quen của ni chúng lúc bấy giờ. Vốn là người thích ẩn dật, lúc này Sư bà thường nhập thất, có khi ở tại chùa hoặc đến Đại Ninh trong thời gian dài.

Năm 1989 Chùa Thiên Phước được Ban Trị Sự chọn làm điểm An Cư Kiết Hạ cho chư ni tỉnh Long An, hạ trường qui tụ trên 50 vị, và liên tiếp vào các năm 1990, 1991, 1992 có trên 100 vị, cho đến những năm sau này. Mãn mùa hạ năm 1992, chùa Thiên Phước được Ban Trị Sự đặc trách làm cơ sở II Trường Cơ Bản Phật Học Long An, (nay là trường Trung Cấp Phật Học Long An). Từ đó chùa trở thành cơ sở giáo dục của tỉnh nhà, đến nay trải qua 4 khóa: khóa I, chương trình 6 năm (1992-1997) là 105 ni sinh. khóa II, 92 ni sinh, khóa III, 142 ni sinh, hiện tại là khóa IV, 85 ni sinh. Tất cả ni sinh các khóa đều nội trú, để tạo điều kiện tốt cho việc quản lý, quan tâm cũng như nơi ở của ni sinh.

Nhờ sự gia hộ của Tam Bảo, sự khuyến khích của chư Tôn Thiền Đức và Phật tử xa gần, một lần nữa, Sư bà trùng tu lại ngôi  Bảo Điện vào năm 1995 với qui mô lớn và kiên cố hơn.

Trải qua một năm thi công vất vả và khó khăn, tăng, ni sinh khóa I đã góp sức cho công trình tái thiết này. Nhưng mọi việc đã viên mãn trong ngày Lễ lạc thành trong niềm hân hoan đón mừng chư tôn đức cũng như qúi phật tử đến chúc mừng. Tiếp theo những năm sau này Ban Trị Sự đã chọn chùa Thiên Phước là nơi mở Đại Đàn Giới cho tỉnh nhà. Các đại giới đàn đã được mở:

- Đại Đàn Giới Khánh Phước vào các ngày 1- 3/04/2002.

- Đại giới đàn Chánh Tâm 15-17/3/2005

- Đại đàn giới Pháp Lưu từ ngày 30-31/3 và 1/4/2007

Hiện nay chùa thiên Phước vẫn tiếp tục là Cơ sở II, trường Trung Cấp Phật Học Long An. Hàng năm vẫn mở hạ tại chỗ cho các ni sinh học luật. Mỗi tháng có Đạo tràng niệm Phật một ngày vào chủ nhật, tuần thứ hai trong tháng và thọ bát vào ngày 20 AL, để cho các Phật tử có nơi nương tựa tinh thần và tu học Phật pháp.

Song song đó, thực hiện tinh thần từ bi và trí tuệ của đức Phật chùa đã tham gia vào công tác từ thiện, góp phần giúp đỡ  những người nghèo, già, neo đơn tàn tật, những mảnh đời cơ nhở ở địa phương và các tỉnh lân cận để giảm bót phần nào cơ cực trong cuộc sống cũng như tìm kế sinh nhai cho họ. Mỗi năm chẩn bần ba lần trong những ngày rằm lớn, và cũng tham gia vào việc cứu trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt ở địa bàn tỉnh Long An và trong cả nước.

Để tưởng nhớ đến công ơn của các bậc tiền bối khai sơn tạo tự cũng như thể hiện tinh thần “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, và bày tỏ lòng kính trọng đối với thâm ân giáo dưỡng của bậc Tôn Sư. Chùa Thiên Phước đã tổ chức lễ Húy kỵ Tổ sư Hoằng Khai  vào ngày 11/11 hàng năm.

Việc tu học của ni chúng dựa trên nền tảng Giới-định-tuệ và nếp sống lục hòa. Ngày nay ni chúng không còn phải lao động cực nhọc như ngày xưa nữa. Việc học và tu có phần đỡ cơ cực hơn, nhưng vẫn luôn tuân theo qui cũ, thực hiện nếp sống lục hoà, sinh động, tất cả được chuyển tải trong việc tu học, sinh hoạt hằng ngày của Ni sinh.

Nơi đây đã trải qua hai đời trụ trì, hiện tại Sư bà là đời thứ ba. Ngôi chùa bây giờ đã khang trang hơn, là nơi qui tụ ni chúng học Trung Cấp, cũng là nơi chiêm bái của Phật tử xa gần.

Giờ đây, tuy Sư bà không còn khoẻ mạnh như ngày xưa nữa, nhưng Sư bà vẫn là điểm tựa tinh thần vững chắc và là tàng cây cổ thụ rộng lớn che mát cho ni chúng cùng đệ tử ở khắp nơi. Thân giáo là bài học vô ngôn mà Sư bà đã dạy cho ni chúng trong suốt cuộc đời Ngài. Bài học ấy đã trở thành năng lực vô biên thúc đẩy chúng con bước vững vàng trên con đường tìm về suối nguồn an lạc.

Sau đây là 1 vài hình ảnh chùa Thiên Phước hiện tại(chụp vào 25/07/2013)


Tượng phật trong chùa

Quan thế âm bồ tát
Quan thế âm bồ tát

Các sư thầy làm lễ
Các sư thầy làm lễ

Các sư thầy làm lễ
Các sư thầy làm lễ

Các sư thầy làm lễ
Các sư thầy làm lễ

Tượng phật nghìn mắt nghìn tay
Tượng phật nghìn mắt nghìn tay

Một góc chùa
Một góc chùa

 

Xem thêm về Du Lịch Long An

Xem Tổng Quan

Giới Thiệu Long An

Vừa mang nét duyên dáng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, lại có nét duyên dáng của miền đông Nam Bộ, Long An là tổng hòa giao thoa văn hóa của cả vùng miền tây sống nước. Đến với Long An bạn sẽ cảm nhận được sự đa dạng giữa nét đẹp sông nước miền tây lẫn những văn hóa văn hóa Óc Eo mà chỉ riêng Long An mới có.
Long An
 
 
 

CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM

Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Số ĐKKD: 0108370327

Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.

Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.

GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ

Giới thiệu chi tiết

Bạn cần trợ giúp? hãy gọi ngay

(+84) 903 662 420

Lienhe@dulich24.com.vn

Từ 7h đến 21h hàng ngày

Đối tác cao cấp

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.