Cùng là trái ớt, những búp măng nhưng mỗi vùng miền lại có cách chế biến, cách ăn khác nhau. Ở vùng này nó chỉ là gia vị, nhưng ở vùng khác lại là món chủ lực "đưa cơm". Nếu ai đã từng đến Lạng Sơn, sẽ không thể "làm ngơ" trước một đặc sản của vùng này, đó là món măng ngâm ớt, mắc mật tươi.
Người Lạng Sơn xem món măng ớt và mắc mật ngâm là món ăn quen thuộc có thể ăn cùng cơm, phở hoặc bất cứ món ăn gì hằng ngày.
Măng ớt được ngâm trong lọ, trong chum…
Măng được ngâm trong dung dịch muối lâu ngày trắng hồng, nõn nà rất bắt mắt. Cắn một miếng măng đầu lưỡi chạm ngay vào vị chua chua, cay cay, mùi thơm rất đặc trưng. Măng ớt giòn tạo cho người ăn một cảm giác thật dễ chịu. Vào những ngày trời trở lạnh, bữa cơm, bát phở có thêm vài lát măng ớt, cái lạnh sẽ tự dưng biến mất, trong người dâng lên một cảm giác bừng bừng, phấn chấn.
Măng ớt thường được dùng cho vào nước chấm hay ăn kèm với những món ăn chóng ngấy.
Cho đến bây giờ, cứ ai lên Lạng Sơn, ngoài việc mua sắm mặt hàng gia dụng, lúc về đều không quên mua thêm một túi cải ngồng, bao giờ cũng vậy, cứ đi về là phải mang cải ngồng. Cải ngồng đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong các bữa cơm đặc sản khi lên Lạng Sơn và trong hành trang mang về làm quà cho những người thân trong gia đình. Tiện thì mang nhiều, không tiện thì mang ít, nhưng không thể thiếu.
Rau cải ngồng có thân non mập, hoa màu vàng, mọc cao vổng lên
Khi ăn món cải ngồng Lạng Sơn sẽ thấy vị hơi đắng lúc ban đầu rồi sau đó là vị ngọt, man mát mà ai cũng phải khen ngon. Để ăn ngồng cải, người ta cũng chế biến như đối với các rau thường dùng, có thể xào, luộc hay nấu tùy ý thích mỗi người. Nhưng cách làm ngon nhất, hấp dẫn nhất vẫn là xào chung với thịt bò.
Bò khai là cây ưa bóng, ẩm, thường mọc hoang trong rừng tự nhiên, rừng tái sinh nhiệt đới và có cả trong vùng núi đá. Đó là một loại rau thoạt nhìn giống ngọn su su, nhưng mảnh mai, yếu ớt hơn và màu xanh đậm hơn. Ngọn rau bò khai thường mọc men theo những thân gỗ lớn để vươn lên giống như những cây tầm gửi. Vào khoảng mùa xuân, rau bò khai bắt đầu trổ ngọn xanh tốt và trổ mùa quanh năm.
Rau bò khai có ở hầu khắp các huyện của Lạng Sơn, nhưng tập trung nhiều ở thôn Hố Mười, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Người ta hái ngọn bò khai về để xào nấu, chẳng cần phải cầu kỳ gì, chỉ cần mỡ phi tỏi vàng rồi cho rau vào xào to lửa, nhanh tay là đã có món rau ngon tuyệt, xanh mướt, giòn, ngọt với mùi vị rất đặc biệt.
Rau bò khai có thể xào với thịt bò, mì tôm, phở đều là những món ăn ngon được nhiều người ưa thích. Người thích rau bò khai cũng giống như người thích ăn sầu riêng, khi đã quen, đã “nghiện” thì chẳng có mùi vị nào hấp dẫn hơn thế. Rau bò khai có một mùi vị rất riêng, không thể tìm được sự tương đồng ở bất cứ loại mùi vị nào khác.
Cây sau sau là loài cây thân gỗ, tán che phủ một vùng rừng rộng lớn, thường trổ búp non vào đầu xuân.
Sau những bữa ăn ngày tết ngấy mỡ, đây là món rau ăn rất ngon, nó có mặt ở hầu hết mọi nơi của xứ Lạng
Búp sau sau dùng như một loại rau sống, khi ăn thường được chấm với mẻ chua, vị bùi - chát - ngọt, hương thơm nồng nàn rất đặc biệt.
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.
CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM
Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Số ĐKKD: 0108370327
Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.
Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.
GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ
Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.