Nghề nuôi ong phải di chuyển nhiều để phù hợp thời tiết và ong có được nguồn thức ăn dồi dào. Có như vậy, ong mới cho ra năng suất cao khi vào mùa lấy mật. Cao nguyên Mộc Châu là địa điểm lý tưởng để những người nuôi ong tìm đến. Vào tháng 11 tới tháng 5 âm lịch hàng năm, ở Mộc châu có đến hàng trăm trại nuôi ong lớn nhỏ, mỗi trại lại nuôi tới hàng trăm đàn.
Ong sợ khói nên trước khi bắt tay vào lấy mật, người thợ cần phải đốt hương để mùi thơm của khói làm ong "dễ tính" hơn.
Ong thương thì rất ít đốt, trừ những hôm trở trời ong dễ "nổi xung" lên đốt người. Tuy vậy, ong nuôi lấy mật thường không gây hại, chỉ hơi đau một chút.
Vào mùa thu hoạch, những người nuôi ong phải làm việc từ sáng đến tối rất tất bật.
Trong mỗi tổ ong có duy nhất 1 con ong chúa. Ong chúa làm nhiệm vụ nuôi ấu trùng, bảo vệ tổ và điều hành toàn bộ ong thợ.
Ong Chúa thường có tuổi đời cao hơn gấp 10 lần ong thợ. Trung bình vòng đời của một con ong chúa là từ 2 đến 6 tháng.
Cửa của tổ ong được thiết kế rất nhỏ, chỉ vừa cho một con ong chui lọt. Khi lấy phấn về ong chui qua cửa và những hạt phấn ong bị gạt rơi xuống khay.
Phấn ong được lấy về phơi khô để dành làm thức ăn cho ong trong mùa lấy mật. Phấn có mùi thơm và vị ngọt.
Để lấy được mật ra khỏi tổ ong, người ta cần rũ toàn bộ ong ra khỏi tổ sau đó cho vào máy quay cho mật chảy ra.
Sáp ong có rất nhiều công dụng, thường được dùng để ngâm rượu và chữa bệnh rất tốt.
Việc di chuyển trang trại từ thảo nguyên này đến cao nguyên khác cũng khá dễ dàng, chỉ cần chèn kỹ các khay mật rồi đợi đến đêm ong về hết tổ, đóng cửa lại là có thể đưa "ngôi nhà" của chúng lên xe tải.
Nếu có dịp du lịch lên Mộc Châu, ngoài các đặc sản vùng cao khác, bạn có thể mua mật ong nguyên chất với giá khoảng 120.000 - 200.000 đồng/ lít tùy loại.