(+84) 903 662 420

các điểm du xuân dịp đầu năm gần Hà Nội

các điểm du xuân dịp đầu năm gần Hà Nội
 
 

các điểm du xuân dịp đầu năm gần Hà Nội

Sau tết là những bộn bề công việc cần được giải quyết. Do đó một vài chuyến du xuân để xả stress và giúp tinh thần thoải mái hơn là rất cần thiết, Cùng dulich24.com.vn khám phá những điểm du xuân ngay gần Hà Nội nhé!
 

Thiền viện trúc lâm tây thiên


Thiền viện trúc lâm Tây Thiên

Trong cái lạnh se sắt của đất trời, khi đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên trong lòng giữa khung cảnh thiên nhiên mộc mạc và trong lành. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong ba thiền viện lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Cứ vào dịp Tết, du khách thập phương đều tìm đến đây để chiêm bái và cầu mong những điều tốt đẹp cho một năm mới.

Chùa Một Cột

​Chùa Một Cột
Chùa Một Cột

Không chỉ có người dân thủ đô mà ngay cả khách du lịch cũng chọn chùa Một Cột làm nơi hành hương trong dịp đầu năm mới khi tới Hà Nội. Chùa còn có tên gọi khác là Diên Hựu tự, như một đóa sen đang nở trên mặt hồ thơ mộng. Nhiều người đến chùa ngoài mong muốn cầu tài lộc, sức khỏe còn có cơ hội thưởng ngoạn vẻ đẹp cổ kính thanh thoát tưởng như lạc bước cõi Phật.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

10 ngoi chua linh thieng nen di dip dau nam moi hinh anh 2

Tọa lạc trên vùng núi Yên Tử của Quảng Ninh, thiền viện được xem là "kinh đô" Phật giáo của nước Đại Việt cách đây 700 năm về trước. Chùa vốn rất linh thiêng nên thu hút các tín đồ Phật tử và cả khách du lịch hành hương mỗi dịp đặc biệt, nhất là vào những ngày đầu năm mới. Điểm nhấn lớn nhất không thể bỏ qua khi ghé Thiền viện Trúc lâm Yên Tử chính là ngôi chùa Đồng độc đáo nổi tiếng cả châu Á.
Thiền viện trong một buổi sớm yên bình. Ảnh: Nông Thị Loan

Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp 

Nằm ở Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngôi chùa cổ Bút Tháp vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ và bí ẩn với nhiều ngôi tượng đẹp bậc nhất Việt Nam. Đến chùa Bút Tháp vào những ngày xuân se lạnh, thắp lên nén hương thành kính để cầu an và chiêm ngưỡng nét tài hoa của nghệ thuật điêu khắc cổ là một lựa chọn lý tưởng.

Chùa Bái Đính

Khúc an nhiên ở chùa Bái Đính
Khúc an nhiên ở chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính ở Ninh Bình được xem là trung tâm Phật giáo lớn ở nước ta và là điểm dừng chân mà nhiều gia đình lựa chọn hành hương trong dịp Tết cổ truyền. Đứng giữa ngôi chùa thiêng rộng lớn, phảng phất khói hương nghi ngút, bỗng thấy lòng an nhiên vô cùng.

Chùa Hương

Du xuân chùa Hương đầu năm mới
Chùa Hương là địa điểm du xuân mang ý nghĩa tâm linh nổi tiếng khắp cả nước (Ảnh: lienketviet)

Nếu chọn địa điểm Du lịch Tết 2017 quanh Hà Nội, bạn không thể bỏ qua Chùa Hương. Là một trong những địa điểm du xuân đầu năm tại Hà Nội mang ý nghĩa tâm linh nổi tiếng khắp cả nước, Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Mọi người du xuân ở đây không chỉ hướng về đất Phật mà còn là cơ hội để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên non nước trữ tình.

Vào mỗi dịp đầu xuân, lượng khách đến chùa Hương ngày một gia tăng vừa để cầu may, tài lộc vừa để tìm lấy niềm vui mới. Đặc biệt vào những ngày lễ hội, lượng người đến đây chật kín. Vì vậy để tiết kiệm thời gian, chi phí bạn nên chuẩn bị sẵn đồ cúng lễ từ nhà.

Hội Gióng

Du xuân Hội Gióng khu vực gần Hà Nội
Lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại nhiều nơi ở Hà Nội (Ảnh: trithucsong)

Lễ hội Thánh Gióng (hay hội làng Phù Đổng) là một trong những lễ hội dân gian có quy mô lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc bộ vào mùa xuân, là địa điểm du xuân lý tưởng. Theo truyền thuyết, ngày 9/4 âm lịch là ngày, ông Gióng thắng giặc Ân và đó cũng là ngày tưởng nhớ người anh hùng, nhân dân đã tổ chức hội làng Phù Đổng. Hiện Thánh Gióng được phụng thờ ở Hà Nội và nhiều địa phương khác.

Mang đặc điểm chung của lễ hội dân gian, lễ hội Thánh Gióng lắng đọng khá nhiều lớp phù sa lịch sử - văn hóa, vẫn lưu giữ những nét riêng ít lễ hội dân gian nào có được.

Lễ hội đền Thánh Tản Viên

Du xuân lễ hội đền thánh Tản Viên
Hàng năm, hàng triệu lượt người kéo về đền thánh Tản Viên dự lễ hội như một tín ngưỡng du xuân thiêng liêng tại Hà Nội (Ảnh: trithucsong)

Nhắc tới Ba Vì không thể không nhắc tới hình ảnh núi Ba Vì- ngọn núi kỳ vĩ và linh thiêng gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh - Đức Thánh Tản. Hiện nay, trên địa bàn huyện Ba Vì có gần 80 điểm thờ Tản Viên Sơn Thánh. Đó là những minh chứng cho sự ảnh hưởng mạnh mẽ về hình tượng Đức Thánh Tản trong tín ngưỡng dân gian của người Việt- nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Ba Vì. Cụm di tích đền Hạ- đền Trung- đền Thượng, thờ Đức Thánh Tản Viên thuộc địa phận hai xã Minh Quang và Ba Vì. Đền Thượng hay còn gọi là chính cung Thần Điện. Theo truyền thuyết và Ngọc phả có liên quan cho rằng, đền Thượng có từ thời An Dương Vương.

Các nghi thức truyền thống của lễ hội đều được phục dựng theo truyền thống như: Lễ rước nước từ đền Hạ lên đền Trung; lễ hiến thánh 5 thôn- xã Minh Quang, lễ dâng hương tại các đền và các trò chơi dân gian gồm: kéo co, bắn nỏ, đi cà kheo, đẩy gậy, cờ tướng, leo núi, chọi gà, bóng chuyền nam, ném còn, bóng đá thiếu niên cúp Tản Viên.

Hội đình Tây Đằng

Du xuân hội đình Tây Đằng
Lễ hội thiêng liêng tưởng nhớ công lao đức thánh Tản Viên và hai vị tướng của ông là Cao Sơn và Quý Minh (Ảnh: trithucsong)

Người Hà Tây bây giờ đã dần quen với cái tên người Hà Nội nhưng văn hóa một đời đâu thể dễ phai màu trong tâm trí. Ngôi đình thờ Tản Viên, một trong bốn vị thánh bất tử của Đạo giáo Việt Nam, một trong những nhân vật hàng đầu của thần thoại Việt-Mường cổ. Theo truyền thuyết, Tản Viên là thần núi Ba Vì-Sơn Tinh, được vua Hùng thứ 18 gả công chúa Ngọc Hoa, bị Thủy Tinh dâng nước, kéo thủy quái đánh trả mối hận không lấy được con gái vua Hùng. Tản Viên được coi là một trong 50 con của Âu Cơ - Lạc Long Quân theo mẹ lên núi, có công giúp vua Hùng thứ 18 bình Thục Phán. Tản Viên còn là hình tượng nói lên sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trong quá trình trị thủy, tiến hành nghề trồng lúa nước để sinh tồn và phát triển. Phía trước đình Tây Đằng là mảnh đất rộng làm nơi sinh hoạt cộng đồng trong ngày hội. Tiếp đó là hồ bán nguyệt ở ngay trước nghi môn trụ.

Diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, tưởng nhớ công lao đức thánh Tản Viên và hai vị tướng của ông là Cao Sơn và Quý Minh, hội đình Tây Đằng mang đặc trưng của lễ hội truyền thống đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Trong lễ hội có lễ dâng hương, rước kiệu và bài vị của ba thánh.

Hoàng thành Thăng Long

Du xuân Hoàng Thành Thăng Long
Lễ tế thần tại Hoàng Thành Thăng Long  (Ảnh: vnexpress.net)

Hoàng thành Thăng Long là một địa điểm du xuân mang ý nghĩa lịch sử, di sản quốc gia. Với không gian trầm lặng, cổ kính đã giúp các di sản tái hiện một cách tinh tế và sâu sắc. Nhờ đó du khách đến đây được hiểu biết thêm về lịch sử của dân tộc. Chắc chắn địa điểm này sẽ mang đến cho mỗi người những cung bậc cảm xúc khác nhau.

 

Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.

 
 
 
 
 
 

CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM

Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Số ĐKKD: 0108370327

Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.

Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.

GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ

Giới thiệu chi tiết

Bạn cần trợ giúp? hãy gọi ngay

(+84) 903 662 420

Lienhe@dulich24.com.vn

Từ 7h đến 21h hàng ngày

Đối tác cao cấp

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.