Khu di tích Pác Bó là một khu di tích lịch sử cách mạng quốc gia - đặc biệt của Việt Nam, thuộc bản Pác Bó xã Trường Hà huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 52 km về phía Bắc.
Khu di tích bao gồm: nhà tưởng niệm Bác Hồ, hang Cốc Pó (tên địa phương có nghĩa là "đầu nguồn"), hang Lũng Lạn, hang Ngườm Vài (đều trên núi Các Mác), suối Lê nin, bàn đá nơi Bác Hồ làm việc, nền nhà ông Lý Quốc Súng, nền nhà ông La Thành, v.v...
Ngày nay, Pác Bó đã trở thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa vô giá, không chỉ của nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng mà còn là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, là nơi giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước cho các thế hệ con cháu người Việt Nam.
Pác Bó với làn nước xanh mát là nơi thu hút rất nhiều sự tham quan của du khách.
Pác Bó cách Hà Nội gần 300 km, cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km, bạn có thể di chuyển bằng ô tô hay xe máy đều được.
Đi xe máy hoặc ô tô riêng
Bạn hoàn toàn có thể đi du lịch Pác Bó bằng ô tô riêng hoặc đi xe máy. Mỗi một loại hình giao thông đều có sự thú vị riêng. Di chuyển bằng ô tô khiến bạn đỡ mệt mỏi hơn vì cung đường chạy khá dài.
Di chuyển bằng xe máy cho bạn những trải nghiệm thú vị hơn, thích thú hơn khi chính bạn được trải nghiệm những cảm giác ôm cua, đổ đèo....
Đi xe khách
Bạn có thể đến bến xe Mỹ Đình hoặc Gíap Bát để bắt xe đến thị xã Cao Bằng, Gía vé đi Hà Nội Cao Bằng, Gía vé ngồi: khoảng 160,000- 170,000. Gía vé giường nằm: 200,000
Thực tế thì bạn chẳng phải lo ngại gì đến việc phải đi du lịch thác Pác Bó mùa nào trong năm để có thể ngắm nhìn Pác Bó một cách đẹp nhất. Bởi Pác Bóc vào mỗi mùa đều mang trong mình một nét đẹp đặc trưng.
Tháng 10 đến tháng 5 năm sau: Mùa khô, nước xanh như ngọc.
Đối với mùa khô này, suối Lê nin ở Pác bó chảy nhè nhẹ với màu xanh ngọc đặc trưng, có cảm giác nhẹ nhàng êm đềm với không gian tĩnh lặng.
Suối Lê Nin Mùa Khô.
Mùa Mưa, từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm: Nước suối chảy siết.
Đối lập với mùa khô nước mùa này ở suối Lê- nin chảy siết hơn, thể hiện sự hùng vĩ, cây cối xanh tươi hơn, không còn cảnh đẹp êm đềm hiện ra nữa, thay vào đó là sự mạnh mẽ ôm trọn Pác bó.
Nước không còn chảy nhẹ nhàng mà đã bắt đầu chảy mạnh và xiết hơn, bọt bắn tung tóe khiến bạn ngỡ như làn mây trời đang lũ lượt kéo về khi mưa đến.
Vẻ đẹp của Pác Bó được ví như "tiên cảnh" khi mùa mưa đến.
- Hang Cốc Bó rộng khoảng 80m2, cửa hang chỉ một người đi vừa. Đây là nơi Bác và các đồng chí cán bộ cách mạng ở từ ngày 08/02/1941 đến trung tuần tháng 3 năm 1941. Trong hang hiện còn một bộ bàn ghế mà Bác đã từng ngồi làm việc với các cán bộ cách mạng và dịch các tài liệu quan trọng.
Cửa hang Cốc Bó chỉ một người chui vừa.
Nền nhà ông Lý Quốc Súng
là ngôi nhà Bác Hồ đã ở khi mới trở về Tổ quốc chỉ đạo cách mạng (từ ngày 28 tháng 01 đến ngày 07/02/1941). Ngôi nhà này được xây dựng khoảng năm 1937, theo kiểu nhà sàn ở địa phương.
Điểm vào nền nhà ông Lí Quốc Súng nơi ở và làm việc của Bác Hồ một thời.
Suối Lê Nin
thời gian ở Pác Bó, Bác thường ngồi câu cá ở suối này. Đến nay, di tích vẫn giữ được cảnh quan tương đối nguyên vẹn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường ra đầu nguồn suối Lê Nin làm thơ sau những giờ làm việc căng thẳng.
Toàn cảnh suối Lê Nin
Cột mốc 108
Nay là cột mốc số 675, là một trong 314 cột mốc biên giới Việt – Trung xưa, được làm bằng đá tảng nguyên khối, hình bầu dục, cao khoảng 70cm, bên trên khắc nội dung bằng tiếng Trung và tiếng Pháp.
Cột mốc 108 còn nguyên vẹn.
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và sân quảng trường: được xây dựng theo mô hình nhà sàn dân tộc, nằm trên dãy Linh Sơn, thuộc khu di tích Pác Bó, khánh thành năm 2011. Khu ruộng Nà Chang: có diện tích khoảng 5000m2, là nơi mít tinh đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm và nói chuyện với nhân dân Pác Bó ngày 20/2/1961. Các công trình: nhà trưng bày, nhà đón tiếp.
Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh.
Mộ Kim Đồng
Nằm dưới chân núi Tèo Lài, thuộc làng Nà Mạ. Hiện nay, toàn bộ khu vực này được xây tường rào bao quanh. Bên trái mộ Kim Đồng là mộ của mẹ Kim Đồng, phía sau là tượng đài Kim Đồng và bức tường nghệ thuật, thể hiện ý nghĩa 14 mùa xuân của Kim Đồng.
Hang Nộc Én
nằm ở dãy núi Phia Đài và Phia U, phía sau làng Nà Mạ. Tại địa điểm này, vào tháng 8 năm 1942, Kim Đồng đã được Bác giao nhiệm vụ thông tin liên lạc, bảo vệ cách mạng.
Pò Đoi – Thoong Mạ
là nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc (ngày 15/5/1941), do Kim Đồng là đội trưởng. Hiện nay, di tích đã được Tỉnh Đoàn Cao Bằng xây dựng nhà bia lưu niệm, ghi dấu sự kiện thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc và ghi danh những thành viên trong đội
Mộ tượng niêm Anh Kim Đồng – Pác Bó Cao Bằng
Núi Các Mác, suối Lê Nin, hang Đầu Hổ: là nơi nhân dân Cao Bằng đã tổ chức lễ truy điệu Bác (tháng 9 năm 1969). Nhà ông Dương Văn Đình: là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nói chuyện, về cuộc sống của nhân dân, nỗi khổ của người dân mất nước, tuyên truyền về cách mạng.
Núi Các Mác và Suối Lê Nin
Núi Các Mác
Lán Khuổi Nậm
là nơi Bác ở lâu nhất. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho Bác, các đồng chí cán bộ đã làm thêm cho Người hai lán nữa (lán Khuổi Nặm II và III).
Lán Khuổi Nặm có địa thế rất thuận lợi, nằm ngay ở cửa rừng, được che kín, nhìn bên ngoài vào không phát hiện được, nhưng ở bên trong quan sát ra thì rất rõ, khi có động tĩnh có thể rút lui, ngược dòng Khuổi Nặm qua mốc 109 sang Trung Quốc an toàn.
Lán được dựng theo kiểu nhà sàn dân tộc, với 2 gian nhỏ, có diện tích khoảng 12m2. Lán hiện nay mới được trùng tu lại trong khoảng thời gian gần đây.
Lán Khuổi Nặm.
Hang Slí Điếng và hang Diêm Tiêu
Là địa điểm được Bác sử dụng làm hòm thư bí mật, giai đoạn 1941 – 1945. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Pác Bó là Di tích Quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg).
Hang Sí Điếng.
Các bạn không nên chỉ đi Pác Bó mà nên kết hợp đi những địa điểm đẹp của Cao Bằng bởi Cao Bằng không chỉ thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp của suối Lê Nin nổi tiếng, phong cảnh núi rừng Các Mác, những cung đường quyến rũ mà còn nhờ những phong cảnh hùng vĩ nước non như Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao.
Bản Giốc là một thác nước hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Ngay từ xa du khách đã nghe thấy tiếng thác nước réo ào ào. Từ độ cao trên 30 m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi.
Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng nước thành 3 luồng như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn.
Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt.
Thác Bản giốc- địa danh nổi tiếng tỉnh Cao Bằng.
Toàn cảnh thác Bản Giốc- thác tự nhiên đẹp nhất Việt Nam.
Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi. Ngườm Ngao (tiếng dân tộc Tày có nghĩa là hang Cọp hay còn gọi “hang giữa thung lũng đá”) do người dân địa phương phát hiện năm 1921.
Động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: cửa Ngườm Lồm quanh năm mát lạnh nằm ẩn mình dưới những khối đá dưới chân núi; cửa Ngườm Ngao cách chân núi vài trăm bậc thang và cửa Bản Thuôn phía sau núi, kề cận bản Thuôn của người Tày.
Vẻ đẹp của động Ngườm Ngao
Đến Pác Bó bạn nên lưu ý chụp ảnh nhất là ở suối Lê Nin, lên ảnh lung linh huyền ảo với làn nước xanh rất bắt mắt.
chụp ảnh ở suối Lê Nin
Tha hồ mang những bức ảnh đẹp về
Bên cạnh đó, còn rất nhiều địa điểm đẹp lân cận khu di tích Pác Bó mà bạn chỉ cần đi là có ảnh đẹp và độc mang về như: Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao......
Chụp ảnh ở Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc
Vùng đất Pác Bó nói chung và Cao Bằng nói riêng có quá nhiều những món ngon đặc sản khiến bạn khó có thể quên. Có những món bạn nên thưởng thức ngay trong chuyến đi nhưng có những món bạn có thể đem về làm quà cho bạn bè, người thân. Gợi ý cho bạn những đặc sản của vùng đất Đông Bắc này với những món khó quên sau đây.
Cơm lam Pác Bó trắng ngần
Cơm lam dẻo thơm được dùng với gà nướng
Bánh cuốn- đặc sản vùng đất Cao Bằng
Bánh cuốn ăn với nước xương, thêm một chút giò tai rất đặc biệt của Cao Bằng
Thit bò được xâu thành từng xâu rồi gác bếp
Bò gác bếp được ăn kèm với chẳm chéo và một chút chanh
Xôi trám đen đặc sản Cao Bằng
Xôi trám đen
Lạp xường Cao Bằng
Miếng lạp xường thơm ngon bắt mắt du khách
Phở chua- đặc sản Cao Bằng
Phở chua- đặc sản Cao Bằng níu chân du khách
Rau dạ hiến
Thứ rau đặc biệt của xứ núi rừng- dạ hiến
Hạt dẻ Trùng Khánh.
Các quán ăn ở Cao Bằng khi đi du lịch Pác Bó khá nhiều và thường tập trung ở:
- Gần Pác Bó và trung tâm huyện Hà Quảng
- Thị xã Cao Bằng có những nhà hàng nổi tiếng với những món ăn đặc san Đông Bắc và nhiều món đặc trưng của dân tộc Tày, Nùng.
Đối với du lịch Pác Bó bạn có thể nghỉ ngơi ở 2 nơi:
- Nhà nghỉ xung quanh khu vực Pác Bó, Hà Quảng.
- Thành phố Cao Bằng nghỉ ngơi, vì thành phố Cao Bằng chỉ cách Pác Bó có 50km, hơn nưã nhà nghỉ và khách sạn thành phố Cao Bằng đa dạng và nhiều loại hình hơn. Buổi tối bạn có thể đi ăn vặt, những đặc sản của vùng miền và ngắm thành phố về đêm.
Ngày 1: Hà Nội- Cao Bằng- Pác Bó - Cao Bằng
5h00: Xuất phát tại Hà Nội
8h00: ăn sáng ở Tuyên Quang
11h30: đến Thị xã Cao Bằng, thuê nhà nghỉ/khách sạn.
12h00: ăn trưa và nghỉ ngơi
13h30: đến thăm khu di tích Pác Bó.
14h30: đến thăm các khu di tích Pác bó: khu di tích Kim Đồng, nhà bảo tàng Pác Bó, nhà tưởng niệm Bác Hồ, suối Lênin, núi Các Mác, hang Pác Bó, lán Khuổi Nặm, mốc 108….
16h30: tham quan thị xã Cao Bằng, ăn tối tại nhà hàng địa phương, thưởng thức những hương vị khác lạ cùa người dân vùng Đông Bắc.
21h00: nghỉ ngơi và chuẩn bị cho hành trình ngày thứ 2.
Ngày 2: Cao Bằng- thác Bản Giốc- Ngườm Ngao- Cao Bằng
7h30: ăn sáng tại Cao Bằng. Thưởng thức đặc sản bánh cuốn nước xương Cao Bằng. Sau đó xuất phát đi Bản Giốc
9h30: tham quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp Thác Bản Giốc- thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. Hiện nay, Thác Bản Giốc là thắng cảnh du lịch tuyệt đẹp
12h00: thưởng thức bữa cơm tác chiến và nghỉ ngơi tại khu vực tháp trước khi tiếp tục hành trình thăm động Ngườm Ngao
14h00: tham quan động Ngườm Ngao – được mệnh danh là động đẹp nhất vùng Đông Bắc.
16h00: quay trở lại thị xã Cao Bằng
18h00: ăn tối, thưởng thức những đặc sản của Cao Bằng, ngắm thị xã Cao Bằng về đêm
Ngày 3: Cao Bằng- Hà Nội
7h30: ăn sáng đặc sản phở chua Cao Bằng
8h30: ra khu chợ Xanh, mua đồ lưu niệm, đặc sản Cao Bằng, rau rừng.....
9h30: xuất phát về Hà Nội theo hướng quốc lộ 1A
13h00: đến thành phố Lạng Sơn, ăn trưa nghỉ ngơi, có thể mua một số đặc sản mang về như vịt quay móc mật, lợn quay, măng chua, Na Chi Lăng.....
16h00: nghỉ ngơi điểm nghỉ chân Bắc Giang
19h00: về đến Hà Nội. Kết thúc hành trình
Tới Pác Bó du khách sẽ có rất nhiều những lựa chọn độc đáo để mua về làm quà. Dưới đây là gợi ý những điểm du khách có thể mua quà mang về:
1. Cụm mua sắm Pác Bó - Hà Quảng
Ở đây bạn có thể mua một số đặc sản như:
+Bò gác bếp
+ Lạp xường.
Vì đây là những đặc sản rất đặc trưng riêng của vùng Hà Quảng.
2. Cụm mua sắm thành phố Cao Bằng
Ở tp Cao Bằng có rất nhiều thứ bạn có thể mua được về như:
+ Bánh khảo
+ Qùa lưu niệm
+ Rau rừng, măng rừng
+ Hạt dẻ Trùng Khánh
3. Cụm mua sắm Lạng sơn- Bắc Giang
Trên đường về bạn sẽ ghé qua 2 tỉnh Lạng sơn và Bắc Giang. Dọc đường sẽ có rất nhiều đăc sản cho ban mang về như:
+ Hồng, na Lạng sơn
+ Măng chua muối móc mật
+ Lợn quay, vịt quay
+ Bánh đa kê Bắc Giang
Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ !
CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM
Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Số ĐKKD: 0108370327
Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.
Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.
GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ
Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.