(+84) 903 662 420

Thác Cửa Thần (Thác Ba Tầng)

Xã Tà Nung, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam Thắng cảnh được yêu thích tại Đà Lạt, Lâm Đồng
 
 

Thác Cửa Thần (Thác Ba Tầng)

Với độ cao của thác chừng 15 mét, ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một dòng suối bạc trắng, nhìn tựa như chòm râu của vị thần. thác Cửa Thần, với khu rừng nguyên sinh và một nhánh suối dẫn nước về hòa nhập dòng suối chính, nguồn nước trong lành thả mình dạt dào trên nền đá hoa cương được thiên nhiên sắp xếp thành ba tầng
 

Giới thiệu Thác Cửa Thần (Thác Ba Tầng)

 
Thác Cửa Thần (Thác Ba Tầng)

Thác Cửa Thần hay còn gọi là thác Ba Tầng thuộc địa phận xã Tà Nung, Đà Lạt, Lâm Đồng. Độ cao của thác chừng 15 mét, ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một dòng suối bạc trắng, nhìn tựa như chòm râu của vị thần.

Đứng dưới một thung lũng sâu, cỏ lau ngập đầu, cây cối hoang sơ, ngước nhìn lên, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một dòng thác cao khoảng 20 m đang cuồn cuộn đổ xuống. Đó là thác Cửa Thần, nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp gắn liền với một giai thoại thú vị.

Thác Cửa Thần hay còn gọi là thác Ba Tầng thuộc địa phận xã Tà Nung, Đà Lạt, Lâm Đồng. Độ cao của thác chừng 15 mét, ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một dòng suối bạc trắng, nhìn tựa như chòm râu của vị thần.

Vượt qua thác Cửa Thần, ở phía bên trái đỉnh thác Cửa Thần, từ khu rừng nguyên sinh có một nhánh suối dẫn nước về hòa nhập dòng suối chính, nguồn nước trong lành thả mình dạt dào trên nền đá hoa cương được thiên nhiên sắp xếp thành ba tầng,người Srê gọi là Liang Pe Knũ - thác Ba tầng.

Tương truyền rằng, vùng đất này xưa kia được bà con bộ tộc SRê sinh sống theo kiểu du canh du cư. Có năm đến mùa giáp hạt, thiếu cái ăn, cả Bon (Bon là đơn vị cư trú của người SRê) phải sống trong cảnh đói nghèo. Vì vậy, già làng cùng các thanh niên trai tráng phải đi vào rừng tìm cái ăn cho dân.

Sau khi băng qua nhiều núi, nhiều rừng, già làng mệt, ngồi xuống nghỉ thì bỗng trông thấy một vị thần hiện ra trên đỉnh thác. Vị thần dắt già làng đến vách núi có hai bờ đá cao vút như cái cổng khổng lồ, tới một hồ nước lớn. Tại đây già làng và các chàng trai tráng đã bắt được rất nhiều cá tươi đem về cứu đói cho dân.

Kể từ đó bà con bộ tộc SRê gọi dòng thác này là Liang Mpông Yàng - có nghĩa là Thác Cửa Thần. Dòng nước của thác từ trên cao ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một con thác bạc trắng, nhìn tựa như chòm râu của vị thần đã cứu dân.

Vượt qua thác cửa thần, du khách tiếp tục được khám phá một cụm thác khác cách đó không xa phía bên trái đỉnh thác Cửa Thần.

Từ khu rừng nguyên sinh một nhánh suối dẫn nước về hoà nhập dòng suối chính, nguồn nước trong lành thả mình dạt dào trên nền đá hoa cương được thiên nhiên sắp xếp thành ba tầng, qủa là nên thơ và quyến rũ, người SRê gọi là Liang Pe Knũ - thác Ba tầng.

Nếu cứ tiếp tục ngược theo dòng suối chính, vượt qua ghềnh đá cheo leo, luồn mình qua những lùm cây nguyên sinh, nước vẫn cuồn cuộn trải mình trên nền đá hoa cương. Khi vừa khi thấm mệt du khách lại được tận hưởng vẻ đẹp của một thác nước thấp hơn, nhưng rộng hơn và cũng êm ả hơn mang tên Liang Pe KBít – Thác Khát vọng - theo bà con đó là tên của một loài cá có cánh chuyên sống nơi thác ghềnh.

Cứ mỗi chiều xuống nó lại búng nhảy lên mặt nước để ngắm nhìn vẻ đẹp của đất trời, và để tận hưởng cái không khí trong lành của núi rừng thiên nhiên… phải chăng loài cá ấy đang có khát vọng thoát lên khỏi mặt nước.

Cụm thác nước vừa kể là một tiềm năng du lịch bấy lâu đang bị lãng quên mặc dù chỉ cách Đà Lạt khoảng 17km về hướng Tây Nam, thuộc xã Tà Nung, một xã có gần 60% dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số.
 

Cụm thác Cửa Thần vẫn còn hoang sơ như bao đời nay chưa thay đổi gì. Nếu được khai thác đúng mức thì sẽ biến vùng đất này trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái kết hợp khám phá văn hóa dân tộc bản địa rất hấp dẫn.
 

Hiện tại con đường từ thác Cam - Ly dẫn về Tà Nung đã được trải nhựa, (chỉ còn lại vài ba km do địa hình hiểm trở đang thi công dang dở) rất thuận tiện để du khách đặt chân đến khám phá và chinh phục vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống của bà con bộ tộc Srê giữa đất trời Nam Tây Nguyên này.

Truyền thuyết kể rằng: Vùng đất này xưa kia được bà con bộ tộc SRê chọn làm nơi sinh sống, họ sống du canh du cư. Có lần đến mùa giáp hạt, thiếu cái ăn, cả Bon (Bon là đơn vị cư trú của người SRê) phải sống trong cảnh đói nghèo.

Với trách nhiệm của mình, vị già làng đã một mình lặn lội khắp núi rừng để săn bắt, kiếm cái ăn cứu sống con em Bon. Sau nhiều ngày vất vả không kiếm được gì, già làng dừng chân, gối đầu lên tảng đá bên dòng thác cuồn cuộn để lấy lại sức.

Bỗng ông ta phát hiện một vị thần chói lọi đứng trên đỉnh cao của thác từ lúc nào không hay! Vị thần đã dẫn già làng xuống vách núi được tạo dựng bởi hai bờ đá cao thẳng đứng, nhìn từ trên cao ta có cảm tưởng như một cánh cửa đá khổng lồ vừa được hé mở. Vừa qua hết vách đá là một hồ nước khá rộng… vị thần bỗng dưng biến mất!

Tại đây, già làng đã bắt được rất nhiều cá mang về kịp thời cứu đói cho Bon. Kể từ đó bà con bộ tộc SRê gọi dòng thác này là Liang Mpông Yàng – có nghĩa là Thác Cửa Thần. Dòng thác có độ cao khoảng 15m, ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một dòng suối bạc trắng, nhìn tựa như chòm râu của vị thần đã cứu.

Độ cao của thác chừng 15 mét, ngày đêm cuồn cuộn xối xả tạo nên một dòng suối bạc trắng, nhìn tựa như chòm râu của vị thần. Vượt qua thác Cửa Thần, ở phía bên trái đỉnh thác Cửa Thần, từ khu rừng nguyên sinh có một nhánh suối dẫn nước về hòa nhập dòng suối chính, nguồn nước trong lành thả mình dạt dào trên nền đá hoa cương được thiên nhiên sắp xếp thành ba tầng,người Srê gọi là Liang Pe Knũ – thác Ba tầng.

Nếu ngược theo dòng suối chính, vượt qua ghềnh đá cheo leo, luồn mình qua những lùm cây nguyên sinh, nước vẫn cuồn cuộn trải mình trên nền đá… vừa khi thấm mệt du khách lại được tận hưởng vẻ đẹp của một thác nước thấp hơn, nhưng rộng hơn và cũng êm ả hơn mang tên Liang Pe KBít – thác Khát vọng – theo bà con đó là tên của một loài cá có cánh chuyên sống nơi thác ghềnh, khi chiều xuống nó lại búng nhảy lên mặt nước để ngắm nhìn vẻ đẹp của đất trời, và để tận hưởng cái không khí trong lành của núi rừng thiên nhiên… phải chăng loài cá ấy đang có khát vọng thoát lên khỏi mặt nước!

Đứng dưới một thung lũng sâu, cỏ lau ngập đầu, cây cối hoang sơ, ngước nhìn lên, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một dòng thác cao khoảng 20 m đang cuồn cuộn đổ xuống. Đó là thác Cửa Thần, nơi có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp gắn liền với một giai thoại thú vị.

Khởi hành từ Đà Lạt, du khách theo đường rừng vào huyện Tà Nung, rồi vượt lên 800 m đường nữa thì gặp thác Cửa Thần.

Tương truyền, ngày xưa, bộ tộc người Srê sống ở đây gặp năm mất mùa, già làng phải đi vào rừng tìm cái ăn cho dân. Sau khi băng qua nhiều núi, nhiều rừng, già làng mệt, ngồi xuống nghỉ thì bỗng trông thấy một vị thần hiện ra trên đỉnh thác. Vị thần dắt già làng đến vách núi có hai bờ đá cao vút như cái cổng khổng lồ, tới một hồ nước lớn. Tại đây già làng đã bắt được rất nhiều cá tươi đem về cứu đói cho dân. Từ đó thác nước này mang tên Cửa Thần.

Phía bên trái thác còn có một nhánh suối khác tràn xuống nền đá hoa cương được thiên nhiên sắp xếp thành 3 tầng, tạo nên dòng thác thơ mộng được gọi tên là thác Ba Tầng. Từ thác Cửa Thần, ngược dòng thêm 200 m, vượt qua ghềnh đá cheo leo, luồn dưới những lùm cây um tùm, bạn sẽ gặp một dòng thác thấp hơn, êm đềm hơn có tên gọi là thác Khát Vọng. Tên gọi này được lấy theo tên của một loài cá chiều chiều vẫn thường lao lên khỏi mặt nước trên dòng thác.

Đến Tà Nung du khách còn có dịp tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng cao qua bộ tộc Srê - cư dân nơi đây.

 

Chỗ nghỉ nổi bật

Xem tất cả (766)
Đà Lạt
9.0 Tuyệt vời
Đà Lạt
9.4 Tuyệt vời
Đà Lạt
9.5 Tuyệt vời

Điểm tham quan nổi bật

Xem tất cả (36)

Xem thêm về Du Lịch Đà Lạt

Xem Tổng Quan

Giới Thiệu Đà Lạt

Đà Lạt là điểm đến nổi tiếng bởi sự lãng mạn thường được gọi với những cái tên hoa mỹ như Thành phố Ngàn hoa, Xứ sở tình yêu, Thành phố mộng mơ, Xứ sơ hoa đào… du khách yêu thích Đà Lạt bởi sự thơ mộng của những đồi thông cao ngút ngàn, hay vẻ đẹp muôn loài hoa kết hợp với nền khí hậu ôn hòa độc đáo.
Đà Lạt

Chỗ nghỉ gần Thác Cửa Thần (Thác Ba Tầng)

 
 
 

CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM

Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Số ĐKKD: 0108370327

Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.

Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.

GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ

Giới thiệu chi tiết

Bạn cần trợ giúp? hãy gọi ngay

(+84) 903 662 420

Lienhe@dulich24.com.vn

Từ 7h đến 21h hàng ngày

Đối tác cao cấp

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.