(+84) 903 662 420

Lăng Tứ Kiệt

Cai Lậy - Tiền Giang - Việt nam Điểm du lịch được yêu thích tại Cai Lậy, Tiền Giang
 
 

Lăng Tứ Kiệt

Lăng Tứ Kiệt tọa lạc trên đường 30/4, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, sát bên Nhà truyền thống. Lăng thờ 4 vị anh hùng được tôn vinh "Tứ kiệt" là: Ông Trần Công Thận, tự Phượng ở xóm Võng, làng Mỹ Trang, nay thuộc ấp Mỹ Phú, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy. Ông là người chịu trách nhiệm chủ yếu của cuộc nổi dậy, nên nhân dân gọi tôn là Ngươn soái Thận. Ông Nguyễn Thanh Long, còn gọi là Đề Long, người đề ra các kế sách cho nghĩa quân, sinh năm 1820 ở ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn, Cai Lậy. Ông Ngô Tấn Đước ở Tân Hội, Cai Lậy. Ông Trương Văn Rộng quê ở Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Bốn ông đã từng nổi lên chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX. Sau đó, Pháp bắt người nhà của các ông làm con tin buộc các ông phải ra đầu thú. Cuối cùng bốn ông bị Pháp xử chém vào ngày 14/02/1871, tức nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ.
 

Giới thiệu Lăng Tứ Kiệt

 
Lăng Tứ Kiệt

Lăng Tứ Kiệt tọa lạc trên đường 30/4, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, sát bên Nhà truyền thống. Lăng thờ 4 vị anh hùng được tôn vinh "Tứ kiệt" là: Ông Trần Công Thận, tự Phượng ở xóm Võng, làng Mỹ Trang, nay thuộc ấp Mỹ Phú, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy. Ông là người chịu trách nhiệm chủ yếu của cuộc nổi dậy, nên nhân dân gọi tôn là Ngươn soái Thận. Ông Nguyễn Thanh Long, còn gọi là Đề Long, người đề ra các kế sách cho nghĩa quân, sinh năm 1820 ở ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn, Cai Lậy. Ông Ngô Tấn Đước ở Tân Hội, Cai Lậy. Ông Trương Văn Rộng quê ở Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, Tiền Giang. Bốn ông đã từng nổi lên chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX. Sau đó, Pháp bắt người nhà của các ông làm con tin buộc các ông phải ra đầu thú. Cuối cùng bốn ông bị Pháp xử chém vào ngày 14/02/1871, tức nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ.

Tứ Kiệt (hay Bốn Ông) là một cách gọi vừa gần gũi vừa tôn kính của nhân dân Cai Lậy từ xưa, đối với bốn vị “lính Đàng Cựu” đã lập căn cứ chống lại bọn Pháp xâm lăng thuở chúng mới đặt chân lên vùng đất Nam kỳ. Theo tài liệu ở Nhà Truyền thống Cai Lậy thì cả bốn ông đều là dân đồn điền, một tổ chức bán quân sự theo phương châm “tịnh vi dân, động vi binh” do Nguyễn Tri Phương chủ trương, nhằm mục đích vừa xây dựng kinh tế vừa chuẩn bị quốc phòng. Sau khi Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông, Bốn Ông về giúp Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều ở Tháp Mười tiếp tục chống Pháp. Nhưng vì thế cô sức yếu nên công cuộc kháng chiến của Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều đều thất bại.

Năm 1868, Bốn Ông về Cai Lậy mộ thêm những người thân lập căn cứ, tự lực chống Pháp. Do đã từng kinh qua chinh chiến và thiện nghệ lối đánh du kích nên dù vũ khí thô sơ, bốn Ông cũng đã cầm cự được gần ba năm trời và làm cho giặc Pháp nhiều phen tổn hại. Thanh thế nghĩa quân Tứ Kiệt ngày càng lớn và liên tiếp lập nhiều chiến công khác ở Mỹ Quí, Cái Bè và Thuộc Nhiêu... Để tưởng nhớ bốn vị anh hùng người ta cho xây dựng một ngôi miếu Tứ Kiệt cạnh chùa Ông của người Hoa, cách ngôi mộ bốn thủ cấp của các Ông chừng 300 mét để có chỗ thường xuyên nhang khói. Sau Hiệp định Genève một thời gian người ta tổ chức xây lại mộ Bốn Ông thành bốn ngôi mộ riêng biệt và xây vòng rào chung quanh (tại địa điểm lăng chính ngày nay).

Hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch dân chúng tổ chức cúng tế trọng thể, thành một lễ hội dân gian trong vùng. Lễ hội tổ chức trong hai ngày, nghi thức như lễ cúng Thành hoàng và có tổ chức hát bội để phục vụ dân chúng. Người dân Cai Lậy, Cái Bè, Mỹ Tho và cả thành phố Hồ Chí Minh về dự hội rất đông. Năm 1997, thể theo nguyện vọng của đông đảo bà con, chính quyền và nhân dân huyện Cai Lậy đã cho trùng tu lớn lăng Tứ Kiệt nên mới có được diện mạo như hôm nay.

Lăng Tứ Kiệt hiện nay gồm hai phần:

NTO - Lăng Tứ Kiệt

1. Chính tẩm - Nhà tưởng niệm: ở phía trước rộng hơn 100m², mái cong hai lớp chạm rồng, bên trong nổi bật nhất là 4 hàng cột đỡ mái với 16 cây cột chạm rồng tinh vi. Nhà tưởng niệm được bày trí theo lối thờ phụng, chính giữa là bàn thờ, lư hương, bài vị tạo nét nghiêm trang, hai bên có hai giá binh khí và đôi hạc cưỡi qui bằng gỗ được chạm thật khéo.

2. Nhà mộ - Nhà lăng: ở phía sau, chỉ có một lớp mái cong chạm rồng. Bên trong là 4 cây cột đỡ mái chạm rồng, bên đưới là bốn ngôi mộ đều được dán bằng đá granite màu gạch tôm sẫm. Cổng chính hướng ra đường 30-4 được khắc hai câu đối:

Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm 
Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn.

Khuôn viên quanh Lăng được bố trí các loại kiểng quý từ các nơi khác mang đến tạo nên nét hài hoà với cảnh quang chung quanh. Du khách đến tham quan chắc hẳn sẽ hài lòng với khung cảnh và càng thích thú hơn khi được nghe về nhân vật trong Lăng. Lăng Tứ Kiệt hoàn thành năm 1997 thì hai năm sau đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. (Quyết định 61 QĐ/BT ngày 13/09/1999).

ald

 

Chỗ nghỉ nổi bật

Xem tất cả (8)
Mỹ Tho
9.2 Tuyệt vời
Cái Bè
9.4 Tuyệt vời

Xem thêm về Du Lịch Tiền Giang

Xem Tổng Quan

Giới Thiệu Tiền Giang

Tiền Giang nổi tiếng với những miệt vườn và những vùng nước ngập, không chỉ là một trong những vựa cây trái lớn nhất của miền Tây, Tiền Giang còn là nơi có nhiều phong cảnh hữu tình và đặc sản độc đáo khiến người lữ khách phải say mê.
Tiền Giang

Chỗ nghỉ gần Lăng Tứ Kiệt

 
 
 

CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM

Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Số ĐKKD: 0108370327

Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.

Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.

GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ

Giới thiệu chi tiết

Bạn cần trợ giúp? hãy gọi ngay

(+84) 903 662 420

Lienhe@dulich24.com.vn

Từ 7h đến 21h hàng ngày

Đối tác cao cấp

Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.