Nếu đi từ đường 5 rẽ vào đường 1 mới mở, đi qua cầu sông Đuống là ta thấy con đường đê bên phải dẫn đến làng Phủ Đổng. Ngay trên đê nhìn xuống sẽ thấy ngôi đền Gióng tuyệt đẹp với gốc đa cổ thụ xum xuê xanh mát, với hồ bán nguyệt và lớp lớp mái ngói rêu phong của các mái đền cổ kính.
Bên góc hồ, có một ngôi thủy đình tám mái uốn cong, là nơi hóng mát ngày thường và là sân khấu biểu diễn rối nước vào các ngày lễ hội. Đây là ngôi đền vẫn còn đầy đủ khuôn viên hoàn chỉnh và nằm trong tầm nhìn rất đẹp từ phía mặt đê.
Tương truyền đền này được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng và gọi là chùa Thượng. Hội chính vào ngày 9 tháng Tư âm lịch. Phía ngoài đê còn có chùa Hạ thờ mẹ Thánh Gióng, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi mang thai và sinh ra Thánh.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hội Gióng ở Sóc Sơn (nơi thánh Gióng bay về trời) và hội Gióng ở xã Phù Đổng (nơi sinh ra thánh Gióng) có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng. Những nghi thức được quan tâm, chứa đựng trong nó sự huyền bí và sức sống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam.
Diễn xướng kéo chữ Thái Bình của đoàn xã Phù Linh, Sóc Sơn.
Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huỵện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương“. Hội gióng Phù Đổng có sức hấp dẫn trong việc hoàn thiện nhân cách con người, dân gian từng ghi nhận bằng câu ca dao:
"Ai ơi mùng chín tháng tư
Không đi Hội gióng cũng hư mất người"
Mở đầu cho màn hội Gióng 2011 là tiết mục hát quan họ đón mừng du khách.
Lễ hội mở đầu với lễ tế thánh, lễ rước cờ từ đền Mẫu về đền Thượng với sự tham gia của hàng trăm người dân, thể hiện sức mạnh của đội quân Thánh Gióng. Tiếp đó, phường Ải Lao (còn gọi là phường Tùng Choặc) diễn trò săn hổ trước đền Thượng, biểu trưng cho tinh thần đoàn kết chiến thắng thú dữ.
Lễ Hội Gióng được bắt đầu tổ chức từ khoảng thế kỷ XI, vào đời Vua Lý Thái Tổ. Lý Công Uẩn sau khi sáng lập ra Triều Lý, thường đến đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng dâng hương cầu xin thần cho biết vận mệnh đất nước. Chính Vua Lý Thái Tổ đã ra lệnh tôn tạo, mở rộng đền Phù Đổng và quy định thể thức tổ chức lễ hội Gióng.
Để biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian, Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn hết sức phong phú và độc đáo. Đó là các ông “Hiệu“, hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: “Phù Giá“,đội quân chính quy ; các “Cô Tướng“, tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường “Ải Lao“, trong đó có “Ông Hổ“,đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“, đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“,đội dân binh ....
Nhân vật Ông Hiệu trống trong quân đội của Ông Gióng
Các ông “Hiệu” làm lễ xuất tướng trước đền.
Lễ hội Gióng làng Phù Đổng là một lễ hội truyền thống được diễn ra từ thời Lý. Lễ hội được dân chúng các làng Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Viên, Đổng Xuyên đứng ra tổ chức và nó đã trở thành lễ hội nổi tiếng nhất vùng châu thổ Bắc Bộ.
Ngựa gỗ tượng trưng cho ngựa sắt của Thánh Gióng năm xưa
Trước kia lễ hội diễn ra trong 12 ngày (từ mùng 1 đến 12/4 âm lịch). Ngày nay lễ hội Thánh Gióng được diễn ra chính thức trong 3 ngày (từ mùng 7 - 9/4 âm lịch). Hội Gióng được mở ra để nhớ lại chiến trận năm xưa và tưởng nhớ đến công ơn của vị Thánh làng. Trong 3 ngày diễn ra hội Gióng, vào các buổi sáng sớm, bao giờ cũng phải tiến hành nghi thức tế Thánh trước khi triển khai thực hành các hình thức khác của diễn xướng hội.
Lễ rước nước mở màn hội Gióng thể hiện ý nghĩa lấy nước rửa khí giới trước khi bước vào trận chiến
và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi
Hội Gióng như là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hoá. Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. “Dước khám đường“ là trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đi đàm phán kêu gọi hoà bình; Rước Trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt.
Ông hiệu trống phát lệnh tập trung các lực lượng dàn quân tại sân đình
Ông hiệu Tiểu Cổ đánh trống chỉ huy phường Áo Đỏ rước hội
Lại như lá cờ phướn màu đỏ mà trên đó cao viết chữ “Lệnh“ tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ Lệnh của ông Hiệu Cờ (vai diễn tượng trưng Ông Gióng) là biểu đạt một số quan điểm cơ bản của phép luỵện quân cùng phương pháp tác chiến để giành thắng lợi. Đó là “Quân lệnh phải nghiêm minh“ “Binh pháp phải mưu lược sáng tạo“ (Múa cờ thuận và múa cờ nghịch).
Diễn xướng nghi lễ đá bát biểu hiện sức mạnh “bạt núi san đồi” của Thánh Gióng.
Tái hiện hình ảnh đội quân Thánh Gióng đóng khố cởi trần, làm lễ trước giờ ra trận.
Còn như phù giá ngoại (đội hình có tới 120 người ) là những vai diễn đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có hình quả dưa, trên có đính chín con rồng nhỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo một túi “bán nguyệt“ có hình nửa vầng trăng, tượng trưng cho Trời, tay cầm chiếc quạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc xòe theo khẩu lệnh của ác ông “Xướng“ và “Xuất“, tượng trưng cho một loại vũ khí có ức biến ảo khôn lường. Tất cả hoà quyện trong vai diễn Phù Giá làm nổi rõ sức mạnh vô địch khi người chiến binh được thấm nhuần hào khí thiêng của đất trời quê hương và được trang bị thích hợp.
Các ông Hiệu, đội Phù giá, ông Hổ, làng áo đỏ, làng áo đen… lần lượt xuất hiện trong tiếng hò reo tưng bừng của nhân dân và du khách. Những bước chân chạy rầm rập của đội phù giá cả trăm người đóng khố, cởi trần, tượng trưng cho một loại vũ khí có sức biến ảo khôn lường, tạo cho du khách cảm giác về một không gian cổ xưa vô cùng độc đáo và oai hùng.
Ông “Hiệu” chiêng vừa đi vừa hành lễ và đánh chiêng rất uy nghi.
Đi đầu là phường Áo đỏ mặc áo dài sặc sỡ, tay cầm roi mây, hai ông hiệu Tiểu cổ và phường Áo đen mang cờ ngũ hành, cờ phướn nối tiếp. Kế đó là ông Hổ dẫn đầu phường ca vũ Ải Lao, rồi đến các ông hiệu Chiêng, hiệu Trống, hiệu Trung Quân.
Dẫn đầu đoàn rước là đội trinh sát nhỏ tuổi tiến về khu vực tái diễn trận chiến với giặc Ân.
Ông hiệu Cờ vác cờ lệnh đi sau cùng đội quân Phù giá tháp tùng xe Long mã là một ngựa trắng cỡ lớn, có đủ yên cương, bành, giáp, nhạc đặt trên khung xe có 4 bánh gỗ và dây kéo dài. Xe Long mã là biểu tượng linh thiêng nhất của lễ hội, tượng trưng cho Thánh Gióng trên đường ra trận. Khi tới trận địa, đại quân của Thánh Gióng giao chiến với quân giặc được hình tượng hóa qua ba màn múa “đánh cờ” hết sức độc đáo của ông hiệu Cờ.
Đoàn rước dài hơn 3km trên đê sông Đuống.
Đông đảo du khách thập phương tới dự lễ hội Gióng
Sau khi thực hiện những nghi lễ tại đền Gióng, trận đánh bắt đầu với cuộc “trường trinh” dài hơn 2km dọc theo đê làng Phù Đổng để đánh trận đầu tiên tại Đống Đàm, tượng trưng cho trận địa của giặc Ân. Những nhịp hô vang “Reo nào” của đội phù giá, làng áo xanh, làng áo đỏ làm vang động cả một góc trời Phù Đổng. Tiếng bước chân của đội quân rầm rập chạy trước, ngựa gỗ khổng lồ được kéo theo sau tạo ra một cảnh tượng chiến trận hào hùng thời xa xưa.
Các “Cô Tướng“ tượng trưng các đạo quân xâm lược
28 cô gái trẻ đóng vai tướng giặc tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân.
Kiệu rước các cô tướng đóng vai giặc Ân tập kết đóng đinh tại Đống Đàm
Cô Tướng duyệt binh.
Trong lễ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tứng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Chọn phái đẹp đóng vai tướng giặc. Còn các màn rước lễ “Kén tướng“, “Kén Phù Giá“, và màn diễn “Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân“, có thể suy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lý ứng xử truyền thống v.v … Lễ hội Gióng Phù Đổng cũng có nhiều màn hát Chèo để mừng thắng trận.
Điểm nhấn quan trọng của Hội Gióng là hai hội trận ở bãi Đống Đàm và Soi Bia. Cả hai hội trận tập trung tái hiện hình ảnh uy lẫm của đội quân Thánh Gióng xuất quân đánh giặc Ân và giành chiến thắng.
Khi tới trận địa, đại quân của Thánh Gióng giao chiến với quân giặc được hình tượng hóa qua ba ván múa cờ độc đáo của ông hiệu cờ. Ván cờ thứ ba kết thúc, quân ta giành chiến thắng.
Hai hội trận ở bãi Đống Đàm và Soi Bia.
Phút nghỉ ngơi trước giờ xuất trận của Thánh Gióng.
Hàng vạn du khách nhích theo mỗi bước chân của đội quân xuất trận, tràn cả xuống sườn đê để được theo sau cuộc “trường trinh” của Thánh gióng. Tại bãi Đống Đàm, 28 nữ tướng giặc dàn trận và giao chiến ác liệt với đội quân của Thánh Gióng.
Để biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian, Hội Gióng Phù Đổng có dàn vai diễn hết sức phong phú và độc đáo
Sau khi đánh trận Đống Đàm, đội quân của ông Gióng tạm thời rút lui. Quân giặc thấy vậy tưởng quân ta thất trận nên hùng hổ đuổi theo.
Hàng vạn người xem dân làng diễn trò vây bắt hổ biểu hiện sức mạnh của đội quân Thánh Gióng.
Tái hiện hình ảnh Ông Hổ
Sau khi khao quân, đội quân của ông Gióng chặn đứng quân giặc bằng trận đánh Soi Bia khiến chúng bạt vía. Trong trận này, roi sắt gãy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà, một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực của dân tộc. Với chiến thắng huy hoàng của ông Gióng, trận Soi Bia là chiếc bia soi muôn đời đối với những kẻ nào muốn nhòm ngó đất nước ta.
Trận đánh chính hội Gióng Phù Đổng là một màn phối hợp giữa các nghi lễ cổ xưa cùng các tích trận được dàn dựng công phu mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc Việt với các giá trị nghệ thuật đặc sắc đã một lần nữa khẳng dịnh sức mạnh đoàn kết và chiến thắng muôn đời của dân tộc Việt Nam trước giặc ngoại xâm có ý định lăm le xâm phạm bờ cõi của cha ông.
Tái hiện nhiều trò đặc sắc chỉ có trong hội Gióng.
Hàng trăm người từ các chú Tiểu Cổ tuổi dưới 11 tới 28 cô tướng đóng vai tướng giặc Ân tuổi không quá 13, đội quân Phù Giá (72 người - đội quân cận vệ hay ngự lâm), các phường Áo Đỏ (100 em thiếu nhi tuổi từ 11-15), Áo Đen (48 người thanh niên tuổi 18-25), phường Ải Lao (đội ca múa người Lào - một cống phẩm của nước Ai Lao (Lào) được tập trung để dàn trận.
Hai mươi tám cô gái trẻ đóng vai tướng giặc tượng trưng cho hai mươi tám tướng xâm lược nhà Ân, hàng trăm các cụ bô lão, lực điền và các em thiếu nhi trong trang phục lễ hội truyền thống đã tái hiện lại toàn bộ một không gian nghệ thuật đậm tính văn hóa lịch sử dân tộc theo truyền thuyết Thánh Gióng một cách hoành tráng để lại dấu ấn sâu đậm trong cảm xúc của bạn bè quốc tế.
Từ người già
Đến trẻ em
Hội Gióng như là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hoá. Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc.
Sau màn múa cờ của các ông Hiệu…
CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM
Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Số ĐKKD: 0108370327
Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.
Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.
GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ
Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.