Động Tàng Chơn nằm sau chùa Linh Ứng thuộc núi Thủy Sơn (Ngũ Hành Sơn). Động đã được phát hiện từ thời Lê Cảnh Hưng. Về thăm quê hương kỷ niệm 50 năm ngày cưới, tôi và người tình trăm năm đã đến đây.
Biển chỉ đường vào động
đường vào động
“…Động giống như một thung lũng nhỏ, rộng 7m, dài 10m, thoáng đãng nhờ thông lên trời qua cửa hang “Thiên Long Cốc”. Động chia làm 3 hang và 3 động, từ ngoài vào qua cửa đá là động Chơn Tiên, chính giữa là bàn thờ Lão Tử, bên phải thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, bên trái thờ Bát Bộ Kim Cương. Phía trong bên trái là động Tam Thanh, có hai tượng Hộ Pháp dựng ở lối vào hang sáng sủa, nền có gạch Chăm rải rác.
Du khách chụp ảnh lưu niệm
Tượng phật được thờ trong hang
Trước kia trong động thờ 3 vị Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh, ngày nay đã thay bằng một pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng xi măng. Trong góc bên trái có lối đi dẫn đến một nền đá bằng phẳng, gió mát lạnh, đó lá hang Gió, hang thông với Thiên Long Cốc, gió lùa thoáng mát theo các lỗ thông với đỉnh núi và động Chơn Tiên.”(SinhCafe.Travel)
Lối đi trong hang
Ảnh lưu niệm của khách du lịch
Tàng Trơn thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm
Mái ngói độc đáo
” Động khá lớn chia làm 3 hang và 3 động. Từ ngoài vào qua cửa đá là động Chơn Tiên, chính giữa thờ Lão Tử, bên phải thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, bên trái thờ Bát Bộ Kim Cương.
Bên trái phía trong là động Tam Thanh, lối vào hang sáng sủa, nền lát gạch Chăm rải rác. Có hai tượng Hộ Pháp dựng ngay lối ra vào. Động có tên Tam Thanh vì trước kia trong động thờ 3 vị Thượng Thanh, Thái Thanh và Ngọc Thanh. Ngày nay 3 tượng này được thay bằng một pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn bằng xi măng. Hang gió nằm trong góc bên trái, ở đây có một đường cấp dẫn đến một nền đá bằng phẳng, gió mát lạnh. Hang thông với Thiên Long Cốc, ở đây thật mát mẻ dễ chịu do những làn gió mát được lùa từ các lỗ thông với đỉnh núi và động Chơn Tiên.
Hang chính giữa là hang Chiêm Thành, lối vào bên trong hẹp và tối. Hai bên có 2 bộ đá chạm hình thần Hộ Pháp của người Chăm. Trong những năm gần đây, trong quá trình san lại nền hang, các vị sư chùa Linh Ứng đã tìm thấy một bộ thờ chạm hình thần Lindra cỡi voi, chung quanh có các Apsara múa hát.
Góc bên phải là hang Dơi hoặc hang Ráy. Gọi là hang Dơi vì trong hang có rất nhiều dơi trú ngụ. Hang có ngách thông lên đỉnh núi. Trong góc phía Đông động Chơn Tiên có một phiến đá hình vuông gọi là Bàn cờ, vì thế nên gọi là động Bàn Cờ.”
Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.