Cái thú vị của du lịch Bắc Giang là có thể đi bụi "thót tim" với những cung đường dành riêng cho dân đi rừng hay thong thả với những con đường nhựa thẳng tắp.
Du lịch Bắc Giang
Do khoảng cách từ các tỉnh miền Trung hay miền Nam đến Bắc Giang đều khá xa, nên cung đường du lịch Bắc Giang có thể chia thành 2 hướng. Một là từ các tỉnh phía Bắc, hai là từ Hà Nội.
Bạn có thể mua vé đi Bắc Giang tại mỗi tỉnh. Giá vé và thời gian chạy phụ thuộc vào từng bến vì thế nên tìm hiểu rõ trước khi đi.
Từ Sài Gòn – Bắc Giang bằng xe Trung Kiên. Lịch trình chạy như sau, khởi hành từ Bắc Giang – Sài Gòn vào các ngày 08-18-28 âm lịch. Từ Sài Gòn – Bắc Giang vào các ngày 01-11-21 âm lịch
Ở Hà Nội, bạn có thể mua vé xe đi Bắc Giang ở bến xe Mỹ Đình.
Bạn có thể đi tàu lửa từ ga Sài Gòn hay ga Hà Nội, đến nơi thuê xe ôm để di chuyển giữa các điểm.
Từ Hà Nội, xuôi theo QL1A là có thể đến Bắc Giang. Song thông thường với mỗi lịch trình, du khách sẽ có một cung đường khác nhau.
Với những du khách thích khám phá, những chuyến đi có tính chất mạo hiểm, cung đường lạ thường chọn xe máy. Riêng những du khách thích nghỉ ngơi thong thả thường chọn di chuyển bằng ô tô và các cung đường bằng phẳng.
Lưu ý khi di chuyển bằng xe cá nhân là mang đầy đủ giấy tờ, tuân thủ quy tắc an toàn đường bộ, chạy đúng tốc độ cho phép. Nên trang bị điện thoại smartphone hoặc bản đồ địa phương.
Mùa nào Bắc Giang cũng đẹp nhưng đẹp nhất là vào tháng 6, tháng 7. Thời điểm này, hầu hết các cung đường tại đây đều in bóng những chùm vải đỏ rực.
Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) là bộ mộc bản gốc, duy nhất của Phật phái Trúc Lâm hiện còn lưu giữ được tại chùa Vĩnh Nghiêm.
Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm
Đến với Bắc Giang, du khách có thể đi thăm khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), An toàn khu II (Hiệp Hoà), đến với Đình Thổ Hà (Việt Yên), chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), hay đến với khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam), Khuôn Thần (Lục Ngạn)… Nhưng vẫn chưa đủ nếu du khách chưa tới thăm cây Dã Hương nghìn năm tuổi thuộc xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Cây Dã Hương nghìn năm tuổi không chỉ mang dáng vẻ uy nghi, cổ kính mà còn có sức cuốn hút du khách bởi những giai thoại về sự kiện lịch sử đổi thay của đất nước gắn bó một cách lạ lùng với truyền tích về cây Dã Hương, do vậy nơi đây hàng năm đã cuốn hút hàng nghìn du khách tới thăm
Đặt chân đến Suối Mỡ, cảnh tượng đầu tiên thu hút du khách là dòng nước trong trẻo uốn mình như một dải lụa từ trong núi chảy ra. Hai bên bờ suối chảy róc rách là những cánh rừng đại ngàn xanh tươi. Trên những dãy núi trùng điệp, nhiều loại cây như Tùng, Bách, Thông được trồng xen kẽ tạo thành một tấm thảm xanh khổng lồ, bất tận. Tất cả như hoà quyện với nhau làm cho thiên nhiên, đất trời nơi đây trở nên rất trong lành và thoáng đãng.
Nằm yên ả, thanh bình và duyên dáng giữa ngút ngàn thông reo và trập trùng những dãy đồi vải thiều xanh miên man cùng khoảng trời trong xanh thoáng đạt in dấu mặt hồ trong biếc, đó là những điểm nhấn riêng có của hồ Khuôn Thần, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Chùa Bổ Đà chính tên là chùa Quán Âm núi Bổ Đà, gọi tẳt là chùa Bổ thuộc xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, phủ Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc, nay là xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.. Chùa Bổ Đà là một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang, là một trong những trung tâm Phật giáo của phái Trúc Lâm Tam tổ thờ Thạch Linh thần tướng.
Do có địa lý khe sâu, núi cao, rừng già, thêm vào đó, mỗi khi thay đổi thời tiết, Khe Rỗ lại vang lên như tiếng thác đổ, như giông bão, ầm ầm, ào ào trước mấy ngày khi trời thay nắng, đổi mưa qua nhiều năm tháng, qua nhiều đời người được chứng kiến như vậy, nhân dân địa phương gọi là “Khuổi Lồ”, tiếng Kinh là “Khe Rỗ”. Đường vào Khe Rỗ chỉ có một đường mòn độc đáo theo bờ khe.
Làng Thổ Hà thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang từ nhiều thế kỷ nay không chỉ nổi danh nhờ nghề làm gốm cổ truyền mà còn được biết đến qua hội làng Thổ Hà, một trong những lễ hội đặc sắc nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, được tổ chức từ ngày 20-22 tháng Giêng âm lịch.
Hát quan họ trên cầu Thu - làng Thổ Hà
Chùa là địa điểm mà các tăng ni phật tử thường đến nghiên cứu phật học. Ngôi chùa là nơi các du khách thập phương thường đến tham quan và người dân đi cầu may mắn, hạnh phúc. Nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thành phố. Vì thế, người dân đến đây thường khá đông. Nhang trong bảo điện lúc nào cũng nghi ngút khói. Chùa đã và đang là địa chỉ tin cậy để người dân thành phố có được một điểm tựa về mặt tinh thần trong cuộc đời đầy bộn bề vất vả, lo toan này.
Đình Thổ Hà gắn liền với vị Thành hoàng làng là Thái Thượng Lão Quân. Theo Thần tích của làng, ông là người phương Bắc, sống vào thời An Dương Vương, họ Lý, tên Đam (còn gọi là Lão Đam, Lão Tử). Ông có công giết giặc Xích Tỵ quỷ, có công mở trường, dạy học ở làng. Ông được Vua phong là Thượng đẳng thần và Thành hoàng Thái thượng, cho phép làng Thổ Hà lập miếu phụng thờ. Do vậy dân làng đã tôn ông lên làm Thành hoàng, phù trợ cho cuộc sống của dân làng bình an, hạnh phúc.
Thành cổ Xương Giang nằm ở xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Đây là tên ngôi thành cổ do quân Minh xây dựng vào thế kỷ thứ 15. Thành được xây bằng đất, các dấu tích còn lại cho biết thành hình chữ nhật, chiều dài theo hướng Đông - Tây đo được 600m, chiều rộng theo hướng Bắc - Nam 450m, diện tích 27ha, tường đắp đất cao dầy, bốn góc có pháo đài, hào rộng bao quanh, mở 4 cửa, cửa chính trông về phía Tây.
Buổi sáng, Cấm Sơn trong xanh y tạc vịnh Hạ Long thu nhỏ. Càng đi càng thấy những hòn đảo nhỏ và không gian ba chiều cứ ngồn ngộn trước tầm mắt. Đây một hòn đảo cây lá xanh rì, kia những quả đồi nối tiếp quả đồi mây trôi lãng bãng. Đến rồi ai có thể quên những núi Ba Hòn, núi Kỉn, suối Cấm, suối Mọc, suối Vảy Rồng hay làng Mấn, làng Đồng Mậm, đảo Lăn Lóc...
Không phải là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất, mảnh đất Bắc Giang sẽ khiến bản ngạc nhiên với một số đặc sản ẩm thực vô cùng độc đáo, ngon và hiếm. Ở Bắc Giang cũng có nhưng danh lam thắng cảnh đẹp như: suối Mỡ, chùa Vĩnh Nghiêm, rừng nguyên sinh Khe Rỗ… Hà Nội cách Bắc Giang không xa, bạn có thể tranh thủ ghé Bắc Giang để thưởng thức đặc sản và khám phá vùng đất này.
Xưa nay, người dân miền núi và trung du tỉnh Bắc Giang vẫn dùng trứng kiến để ăn và được xem như nguồn thực phẩm bổ dưỡng, có thể chữa bệnh. Tuy trong rừng có nhiều loài kiến, nhưng chỉ có một loài mà con người ăn được trứng của nó.
Xôi trứng kiến Lục Ngạn
Bất kỳ ai một lần được thưởng thức xôi trứng kiến cũng sẽ nhớ mãi. Có nhiều món làm từ trứng kiến nhưng thông thường người dân sử dụng trứng kiến để đồ xôi. Món xôi trứng kiến được làm từ gạo nếp nương, có thêm mỡ, hành và hạt tiêu, gia vị. Cách làm món xôi này đơn giản. Lấy gạo nếp vo sạch, đem ngâm trong nước ấm chừng 4-5 tiếng, sau vớt ra để cho gạo ráo nước, rồi cho vào chõ đồ. Khi thấy có mùi thơm của xôi, nếm vào miệng thấy dẻo, hạt gạo mềm, mọng là xôi được.
Nếu có dịp về với đất Yên Dũng (Bắc Giang) vào cữ gió heo may về, thế nào bạn cũng sẽ được chiêu đãi một trong những món ngon và hiếm được chế biến từ cua da.
Đây là một loài cua sông cỡ bằng con ghẹ, về hình thức cơ bản trông giống loài cua đồng, nhưng chân dài hơn, mình to gấp ba, bốn lần cua đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với họ nhà cua. Đó là hai càng của giống cua này có hai lớp lông như rêu bám vào, yếm cua cũng có lớp diềm rêu điệu đà. Chính cái lớp lông rêu này đã khiến nhiều người băn khoăn về tên gọi của nó: “cua ra, cua da hay là cua gia?”.
Bỏ cua vào thùng, xả nước và xóc mạnh cho sạch. Mỗi con cua to nặng 100 – 200g, xếp vào nồi, rắc thêm chút bột canh, bỏ thêm xả, gừng, rót bia xâm xấp mình cua, đặt lên bếp. Để lửa thật nhỏ, đun li ti cho đến khi bia sôi lăn tăn thì bật lửa to cho sôi bồng lên là bắc ra. Lửa nhỏ để giữ cho càng và chân không bị rụng, đồng thời để gia vị ngấm, khử mùi tanh.
Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn. Thịt cua ngọt, lớp vỏ ở chân và càng cua khá mềm, khi ăn không cần dùng đến kẹp như cua hay ghẹ biển. Ăn cua da chấm bột canh pha mù tạt kèm nửa quả chanh vắt vào thì không gì thú vị bằng.
bánh đa kế
Có nhiều nơi trên đất nước Việt Nam cũng làm bánh đa, bánh tráng, nhưng bánh đa Kế vẫn luôn luôn tạo ra được một nét riêng, không thể lẫn vào đâu. Nó trở thành một thứ đặc sản đậm chất đồng quê Bắc Bộ.
Từ lâu nay bánh đa Kế đã trở thành món ăn dân dã yêu thích của nhiều người. Mỗi khi có dịp về Bắc Giang, chắc chắn bạn sẽ được quê hương Kinh Bắc này tiếp đãi món đặc sản này. Ngồi nhâm nhi trà xanh hoặc chè đắng vỉa hè và nhâm nhi bánh đa nướng Kế, rất bùi. Và khi ra về, bạn cũng khó có thể vô tình lướt qua những dãy dài bánh đa nướng tại chỗ, rất hấp dẫn. Đặc biệt là trong mùa lạnh miền Bắc, ngồi cạnh những chậu than nóng ấm và ăn bánh đa nướng nóng, cảm giác ấm cúng, thú vị.
Bánh được làm từ bột gạo nếp, mật mía và rau cải cay (cải xanh). Quy trình làm bánh cũng rất đơn giản và dễ làm.
Rau cải cay rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước, nhào bột gạo nếp với nước lá cải cay sau đó nặn bánh (nặn tròn như bánh trôi), thả bánh vào chảo dầu ăn chiên tới khi vàng đều vớt bánh ra, nhanh tay thả vào nồi mật mía (nồi mật đun nhỏ lửa). Viên bột sẽ tự hút mật căng tròn bên trong. Vớt bánh ra và lăn qua một lớp bột gạo nếp.
Bánh có vị ngọt thơm của mật mía hòa quyện với gạo nếp rất thơm ngon. Người dân nơi đây chỉ làm món bánh này làm quà biếu người thân, với ý nghĩa luôn bao bọc che chở nhau như vỏ bánh, tuy mỏng nhưng không bao giờ để chảy mật ra ngoài.
- Tùy theo việc bạn lựa chọn phương án du lịch nào để thiết kế vật dụng cho chuyến đi vì về cơ bản, TP. Bắc Giang có gần như mọi thứ.
- Riêng với những du khách thích phượt, thích ăn, ngủ ngoài trời, tùy theo số ngày có thể mang theo lượng thức ăn, nước uống thích hợp. Mang nồi để chế biến món ăn.
- Ăn vận quần áo giày dép đơn giản.
- Mang theo kem chống muỗi, thuốc trị công trùng, vài loại thuốc cơ bản.
- Mang lều, áo ấm để ngủ qua đêm ngoài trời.
Hà Nội – TP. Bắc Giang - An Châu – Đồng Cao – Khe Rỗ - Khe Trảo.
Hà Nội - TT Chũ - Đầu Sơn Động - Cẩm Đàn - Đồng Băm - Đồng Cao.
Hà Nội - Chũ - TT An Châu - Bản Gà - Đồng Cao - Đồng Băm - Cẩm Đàn.
Bắc Giang - Tam Đảo - Thiền Viện Tây Thiên.
Khách sạn Bắc Giang
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.
CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM
Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Số ĐKKD: 0108370327
Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.
Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.
GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ
Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.