Thời điểm du lịch | Di chuyển, đi lại | Điểm du lịch | Món ngon | Trải nghiệm | Lịch trình tham khảo
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm ở bờ phải sông Hậu miền Nam Việt Nam, nằm trên trục giao thông nối liền Cà Mau, Bạc Liêu với Thành phố Hồ Chí Minh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km.
Sóc Trăng nổi tiếng với nét đẹp văn hóa Khmer.
Từ Tp Hồ Chí Minh: Từ TpHCM bạn có thể đến Sóc Trăng bằng đường bộ, bạn có thể đi xe máy, xe du lịch cá nhân hoặc đi xe khách tại bến xe miền tây.
Xe khách: Các bạn thể mua vé xe ở bến xe miền Tây, giá vé từ TpHCM đến Sóc Trăng từ 160k – 200k VND, thời gian đi khoảng 4 tiếng.
Một số hãng xe uy tín, chất lượng khá tốt và giá cả đảm bảo cho bạn tham khảo là
- Xe Phương Trang. Tại TP HCM: 08 38309309. Sóc Trăng: 079 3868868
- Xe Mai Linh. Tại TP HCM : 08 39393939 , Sóc Trăng: (079) 3 621 777
- Xe Hiền Loan. Tại TP HCM: 08 38305004 – 08 38338200. Sóc Trăng: 079 3852852 – 079 3831832
- Xe Hoàng Vinh. Tại TP HCM: 08 38539268 – 08 38539269 . Sóc Trăng: 079 3627627
Xe máy hoăc xe du lịch cá nhân: Sóc Trăng cách Sài Gòn 240km, bạn có thể đi từ Sài Gòn – cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái, chạy thêm khoảng 70 km nữa là tới Sóc Trăng. Lưu ý nếu bạn đi xe máy sẽ mất nhiều thời gian, vì thế bạn nên đi vào lúc sáng sớm trời mát mẻ.
Từ Hà Nội: Từ Miền bắc hoặc Miền Trung, bạn đi đến TpHCM, sau đó đi đến Sóc Trăng như hướng dẫn ở trên. Lưu ý, bạn nên đi đến TpHCM vào buổi sáng, buổi chiều bạn đi từ TpHCM đến Sóc Trăng để tránh phải nghỉ đêm ở TpHCM.
Taxi: Các hãng taxi ở TP Sóc Trăng: Taxi Mai Linh: (079) 3621621 ; Taxi Sóc Trăng: 079 3838383
Xe máy, xe ôm: Đây là phương tiện tiện lợi và cơ động nhất để đi lại. Bạn có thể liên hệ (hoặc thỏa thuận) với các khách sạn để thuê. Giá thuê dao động 120.000 – 200.000 đ/ngày. Giá xe ôm đi lại tại Sóc Trăng cũng tương đối rẻ tuy nhiên bạn vẫn nên thỏa thuận giá cả trước khi đi.
Tàu, thuyền: để tham quan chợ nổi, các cồn bạn phải đi bằng tàu, thuyền.Tùy theo nhu cầu và túi tiền, các bạn chọn tàu thuyền phù hợp.
Xe bus: các tuyến xe buýt tại Sóc Trăng khá phong phú có các tuyến:
+ Tuyến 1: TP. Sóc Trăng – Thạnh Trị – Ngã Năm
+ Tuyến 2: TP. Sóc Trăng – Châu Thành – Thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang)
+ Tuyến 3: TP. Sóc Trăng – Long Phú
+ Tuyến 4: TP. Sóc Trăng – Mỹ Xuyên – Kinh Ba (Trần Đề)
+ Tuyến 5: TP. Sóc Trăng – Kế Sách
+ Tuyến 6: TP. Sóc Trăng – Mỹ Tú
+ Tuyến 7: TP. Sóc Trăng – Vĩnh Châu
+ Tuyến 8: Tp. Sóc Trăng – Đại Ngãi-An Lạc Thôn
Sóc Trăng mùa nào cũng đẹp, du khách có thể đến du lịch Sóc Trăng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Khí hậu ở Sóc Trăng chia thành 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 26,8 0oC, ít khi bị bão lũ.
Ngoài ra trong năm còn có hai lễ hội lớn là lễ hội Ooc-Om-Bok và đua ghe ngọ, tổ chức vào tối 14 và ngày 15 tháng 10 (âm lịch). Đây là dịp du khách khắp nơi thường tụ hội về đây để tham gia một trong những lễ hội lớn và đặc trưng của Sóc Trăng.
Sóc Trăng mùa nào cũng đẹp.
Chợ là giao điểm của năm con sông đi năm ngả, rất nhộn nhịp. Du khách sẽ được tìm hiểu lối sinh hoạt của người dân với cảnh mua bán sầm uất trên xuồng ghe. Đây là dịp để bạn thưởng thức những trái cây đặc sản của miền sông nước.
Chợ nổi Ngã Năm.
ở Sóc Trăng có rất nhiều các công trình kiến trúc cổ xưa mang đậm dấu ấn lịch sử như chùa Tầm Vu có niên đại gần 350 năm, với công trình kiến trúc nghệ thật độc đáo đặc trưng của người Khmer nam bộ. Ngoài ra còn có chùa Dơi, chùa Đất Sét...
Chùa Dơi
Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất Sóc Trăng và các tỉnh miền tây nam bộ. Chùa Dơi hay còn gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatup, tọa lạc ở đường Mai Thanh Thế, khóm 9, phường 3, TP Sóc Trăng.
Ngôi chùa đã được xây dựng từ thế kỷ 16, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu cho Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ. Không những vậy chùa còn là nơi cư ngụ của hàng vạn con Dơi lạ và có một nghĩa trang đặc biệt dành cho lợn 5 móng.
Cổng vào chùa Dơi.
Quang cảnh chùa dơi.
Từ hàng trăm năm nay, khuôn viên rộng trên 3ha với nhiều cây cổ thụ là điểm trú ngụ của hàng ngàn con dơi lớn như dơi quạ, dơi ngựa, có con nặng trên một kg, sải cánh dài hơn 1,5m nên người dân địa phương quen gọi là chùa Dơi.
Ban ngày, dơi treo lủng lẳng trên các nhành cây, tối đến bay đi kiếm ăn xa hàng chục km cho tới hừng sáng mới lại bay về chùa. Chính vì thế, du khách đến thăm chùa Dơi khá đông. Vào những ngày cuối tuần, lượng khách đến chùa có khi gây kẹt xe trên tuyến đường vào gần một km.
Rơi đậu rất nhiều trên các cây trong chùa.
Chùa Sà Lôn: Chùa này còn được gọi bằng cái tên khác là chùa Chén Kiểu Nằm trên quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng 12km, hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Nét đặc sắc ở ngôi chùa là sử dụng những mảnh bát (chén), đĩa sứ ốp lên tường trang trí cho ngôi chùa, bởi vậy chùa còn được gọi là chùa Chén Kiểu.
Chùa Đất Sét: Trên 163A, đường Lương Đình Của, thành phố Sóc Trăng. Các tác phẩm tượng Phật, linh thú, đỉnh trầm, bảo tháp… được tạo ra từ đất sét rất tinh tế. Đến đây chắc hẳn bạn phải trầm trồ về sự tài hoa của những nghệ nhân tạo ra.
Chùa Kh’leang: Ở số 71 đường Mậu Thân, khóm 5, phường 6, thành phố Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, có tuổi thọ gần 500 năm. Chùa Kh’leang được xây dựng vào khoảng năm 1533, gắn liền với những truyền thuyết về địa danh Sóc Trăng.
được xây dựng trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Toàn khu di tích được đặt trong rừng tràm với tổng diện tích 20.000 ha, được bao bọc bởi một hệ thống sông ngòi, xung quanh là cây lá xanh mướt.
Khu căn cứ tỉnh ủy.
Bảo tàng trưng bày nhiều hiện vật quý, phản ánh đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Khmer qua nhiều thế hệ như: trang phục, kiến trúc nhà ở, chùa chiền, nhạc cụ.
Bảo tàng Khmer.
Đây nơi trú ngụ của hàng nghìn con cò và một số loài chim trong một khu vườn rộng lớn. Thú vị nhất là sáng sớm hay chiều về được ngắm những cánh cò bay lượn, tận hưởng không gian yên bình.
Vườn cò Tân Long.
Lễ hội Ooc Om bok và đua ghe ngo vào tháng 9 âm lịch hàng năm, người dân ở đây sẽ thả đèn nước, một hoạt động quan trọng trong lễ hội Ooc Om bok và đua ghe ngo. Đèn nước thường là một chiếc bè làm từ cây chuối hoặc tre được lắp ghép thành chiếc thuyền với nhiều hoa văn trang trí lộng lẫy bên trong thắp nhiều đèn cầy. Lễ vật cúng thường là gạo, muối và các loại sản vật và trái cây, người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội này luôn hấp dẫn khách du lịch.
Lễ hội Ooc Om bok và đua ghe ngo vào tháng 9 âm lịch hàng năm.
Món lẩu mắm như là sự kết tinh đầy đủ các sản phẩm từ ruộng đồng, ao hồ, sông nước, biển cả gồm: cá, tôm, ốc, thịt bò, thịt heo, mực… quy tụ các loại rau đồng, vườn nhà 4 mùa sẳn có như: rau muống, rau dừa, bông súng, giá sống, hẹ lá, rau đắng, ngò om, bông bí, cần nước, rau nhút, cù nèo, cải xanh, đậu rồng, bắp chuối, cà tím, nấm rơm, đọt xoài, đọt chùm ruột…cùng với món ăn kèm là bún hoặc cơm trắng.
Lẩu mắm miền tây.
Bún nước lèo là món ăn nổi tiếng ở Sóc Trăng.
Bún nước lèo nổi tiếng ở Sóc Trăng nhờ sự kết hợp trong cách dùng nguyên liệu khiến hương vị không giống bất kỳ miền đất nào. Nước dùng được nấu từ dừa, sả, và một số loại mắm của người Khmer. Điểm trên bát bún là thịt lợn thái mỏng, tép, cùng ít gia vị như ớt, các loại rau.
Địa chỉ: Quán Cây Nhãn nằm trên đường Võ Đình Sâm, chắc ăn nhất là phải hỏi dân địa phương chùa Năm Ông ở đâu vì quán nằm xéo chùa (hỏi tên Võ Đình Sâm chắc ít ai biết vì dân địa phương không quen nhớ tên đường mà chỉ nhớ địa danh).
Bún gỏi dà
Giá và bún được trụng trong nước súp đậm đà rồi cho vào tô, thêm thịt ba chỉ thái sợi, tép, chút tương mặn và ớt bằm, ăn kèm xà lách và rau thơm. Điều khiến du khách không thể quên ở món ăn này là cách làm nước dùng gồm me chua, tương mặn khiến nước dùng rất đậm đà.
Địa chỉ: Quán Bún gỏi ở đầu đường Nguyễn Văn Hữu (chỉ bán buổi sáng).
Bún vịt nấu tiêu
Thịt vịt ướp với tiêu cùng các gia vị khác rồi nấu sơ qua, đổ vào nước dùng được ninh bằng xương và nước dừa tươi, ăn kèm giá đỗ, rau muống bào, bắp chuối bào, rau quế... rất hấp dẫn.
Mì sụa.
Mì sụa được chế biến bằng nguyên liệu chính là đậu nành nên cọng mì có màu vàng óng. Người ta có thể chế biến mì sụa xào cùng các loại rau, nấm và hải sản hay thịt lợn, gà chấm với nước tương hoặc nước mắm giấm ớt. Còn mì sụa ngọt thường được nấu chè với trứng gà luộc có vị ngọt rất lạ miệng.
Bò nướng ngói.
Trước đây người ta dùng miếng ngói cong bằng đất nung để nướng thịt bò, về sau miếng ngói được thay bằng miếng thiếc tráng inox dày.
Địa chỉ: Mỹ Phượng, 63 Phan Bội Châu Ấp Hòa Mỹ, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
Cháo lòng Bưng Cóc.
Được nấu bằng gạo ngon với cật, tim, gan, cuống họng, cuống phổi… Tuy nhiên, nét độc đáo của cháo lòng Bưng Cóc chính là món dồi heo được chế biến để ăn kèm.
Gạo, cá lóc và rau đắng được chế biến thành món ăn đặc trưng vùng miền. Vị cá đồng thơm ngọt kết hợp với rau đắng và vị nước mắm đậm đà, chua thanh của chanh rất quyến rũ. Muốn có được tô cháo ngon, người nội trợ phải lựa rất kĩ. Gạo phải là gạo ngon, tròn, đều hạt, cá phải là cá lóc tròn mình và lớn trên 1 kg. Đương nhiên không thể thiếu các gia vị như tương hột, nấm rơm, gừng hành, mắm muối và rau đắng.
Cháo cá lóc rau đắng.
Một tô cháo cá lóc - rau đắng ngon cũng không thể thiếu được các loại gia giảm như giá sống, chút gừng non xắt nhuyễn, tất cả trộn đều và rắc thêm chút tiêu ngào ngạt.
Cháo cá lóc rau đắng.
Dù bộn bề công việc, nhưng nếu có dịp ghé Sóc Trăng, bạn hãy bớt chút thời gian để thưởng thức bát cháo cá lóc - rau đắng nóng hổi. Thưởng thức vị ngọt đậm của cá của quyện trong vị cay của ớt và chút nhận đắng từ rau, bạn sẽ cảm nhận được hương vị đậm đà nhưng rất bình dị của mảnh đất
Cháo cá lóc rau đắng.
Địa chỉ tham khảo: Quán Cháo nằm ngay ngã 4 Đường Trần Hưng Đạo - Phú Lợi (Trước cổng Viện kiểm sát tỉnh Sóc Trăng). Quán bán bắt đầu lúc 5g chiều cho đến khoảng 11g tối. Nước chấm tại quán này góp phần làm cho món cháo ngon. Giá cả cũng rất phải chăng, khoảng 5.000 đồng một tô.
Các công đoạn làm bánh pía khá cầu lý và đòi hỏi sự khéo léo. Bột làm vỏ bánh phải trải qua nhiều công đoạn như trộn, nhào, cuộn…rồi cán thật mỏng. Nhiều người cho rằng bánh pía ngon nhất khi thưởng thức cùng một tách trà nóng. Cắn một miếng bánh nhỏ rồi nhâm nhi cùng ngụm trà, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu, béo ngậy mà không ngán của bánh pía tan nơi đầu lưỡi.
Bánh Pía.
Cũng như bún nước lèo, bánh cóng (hay bánh cống) vốn là đặc sản của đồng bào Khmer. Để có được chiếc bánh cóng ngon, người làm bánh phải vô cùng cẩn thận để lựa chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo tẻ ngon, ngâm qua 2 đêm rồi mới đem xay để lấy bột. Nhân bánh là hỗn hợp của tôm tươi hấp cách thủy, đậu xanh đồ chín còn nguyên hạt, thịt nạc xay mịn.
Bánh Cóng
Đĩa bánh cóng hấp dẫn với nhiều màu sắc.
Địa chỉ: Quán Bánh nằm ở đường Phan Bội Châu (sân quần vợt P3 cũ). Thức ăn quán này đa dạng, giá dao động 5.000 đồng/tô, nếu thêm thịt ba gọi và tép bổ sung thì thêm khoảng 4-5.000 đồng/dĩa.
Ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên từ lâu nổi tiếng với loại vú sữa tím vì có vị ngọt thanh, hạt nhỏ, vỏ mỏng, khi chín vỏ trái màu tím than, căng mọng rất đẹp mắt. Mùa vú sữa chín ở xã Đại Tâm bắt đầu từ tháng 12 kéo dài đến ra Giêng.
Vũ sữa tím Đại Tâm.
Do đặc thù là vùng đất giồng cát cao, rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển của cây vú sữa nên Đại Tâm được xem là “thủ phủ” vú sữa đầu tiên ở Sóc Trăng khi toàn xã có hàng chục ngàn cây vú sữa được trồng rải đều tại các ấp.
Ngoài vú sữa tím Đại Tâm, bưởi năm roi Kế Thành (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) cũng là trái cây đặc sản của tỉnh Sóc Trăng. Với đặc điểm có vỏ mỏng, màu trái vàng óng, sáng đẹp, có vị ngọt rất đậm đà, ăn không the, không hạt lúc chín, nên bưởi năm roi Kế Thành rất được người tiêu dùng ưa chuộng.
Bưởi năm roi Kế Thành.
Cá bống sao là món ăn đặc sản ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Cá bống sao có đốm xanh, da lấm tấm những chấm trắng li ti. Thịt cá bống sao màu đỏ, săn chắc rất ngon. Người ta thường dùng cá kho tiêu hoặc kho khô, địa phương gọi là “kho chồn”. Cá bống sao kho chồn ngon nhờ lá gan của nó lớn gần bằng bụng. Vị nhân nhẩn đắng, bùi bùi của gan cá, cộng với mùi nồng hăng thơm ngát của rau cải vườn tạo nên dư vị khó quên.
Cá bống sao Cù Lao Dung.
Cá làm sạch ướp nước mắm, bột ngọt, nước màu… chừng 1 tiếng cho thấm rồi mới bắc lên kho. Bạn có thể kho khô rồi rắc tiêu thật cay hay kho sền sệt để chấm rau luộc, dưa leo hoặc có thể kho sả ớt để có ơ cá cay xé, thơm lừng ăn với canh rau tập tàng hoặc rau má. Nhiều người không thích mùi tanh của cá hay chọn cách kho sả ớt để đánh bạt mùi tanh đặc trưng của cá bống sao, ăn ngon miệng hơn.
Nói đến món đặc sản hủ tíu thì không thể không nhắc đến hủ tíu Mỹ Tho hoặc hủ tíu Nam vang (xuất xứ từ Campuchia) nổi tiếng từ xưa đến nay, nhưng ít ai biết rằng ở một xứ sở hành tím như Vĩnh Châu cũng có một món đặc sản không thua kém đó là hủ tíu cà ri.
Hủ tíu cà ri Vĩnh Châu.
Nếu các món chả không thể thiếu trong những ngày Tết ở Sóc Trăng thì lạp xưởng là món ăn cũng được ưa chuộng trong những ngày này. Lạp xưởng được chế biến từ người Hoa ở Sóc Trăng.
Trước đây người ta chế biến lạp xưởng chủ yếu từ thịt heo, nhưng sau đó “sáng tạo” thêm, nào là bò, tôm, trong đó lạp xưởng tôm là món ngon nhất vì hương vị tôm thanh tao nhẹ nhàng, ăn nhiều vẫn không bị ngấy.
Lạp xưởng được chế biến sẵn chỉ cần mua về sơ chế lại là dùng được. Món ăn dễ làm của lạp xưởng là đem lên chiên, nướng hay hấp ăn kèm với củ kiệu, dưa chua trong những ngày Tết để chống ngán.
Quà mang về
- Bánh Pía: có hương vị thơm ngon rất đặc trưng, đó là mùi thơm của sầu riêng, vị béo ngậy của trứng vịt muối, vị ngon bùi của đậu xanh, khoai môn, và vỏ bánh nướng vàng giòn tan.
- Bánh cống: có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp.
Mua sắm ở Sóc Trăng
Đến thăm Sóc Trăng, du khách vào Chợ Sóc Trăng trung tâm thành phố, ở đây có bán đủ mặt hàng của 03 dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản tươi sống, rau, quả, trái cây,… cho đến các món ăn là đặc sản của địa phương như: bánh Pía, lạp xưởng, mè láo, tôm khô, cá khô, xả pấu,…Đây là những phần quà không thể thiếu của du khách sau chuyến du lịch tại Sóc Trăng.
Đến miền tây bạn không thể bỏ lỡ cơ hội đi chợ nổi, Sóc Trăng có chợ nổi Ngã Năm là nơi thu hút khách du lịch bậc nhất Sóc Trăng và được xem là một trong những chợ nổi nhộn nhịp nhất trên vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Khám phá nét sinh hoạt độc đáo ở chợ nổi.
Bạn sẽ nhạc nhiên bởi tất cả những loại hàng từ đồ dùng hằng ngày cho đến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đều được rao bán trong phiên chợ này. Bạn cảm thấy một cuộc sống khác hẳn với những phiên chợ trên đất liền quen thuộc. Tất cả đều tạo nên một nét riêng, rất chợ nổi tại miền quê sông nước này.
Chợ luôn tất bật từ sáng sớm tinh mơ.
Nếu du khách muốn tìm hiểu nhiều hơn về các phong tục tập quán và đời sống văn hóa của người Khmer thì có có thể đến Bảo tàng Khmerngay tại Sóc Trăng. Đây là nơi trưng bày các hiện vật, kiến trúc nhà ở, trang phục, chùa chiền, nhạc cụ....Tất cả đều sẽ cho bạn hiểu thêm phần nào về dân tộc này.
Tìm hiểu văn hóa, tập quan của người Khmer.
Với những du khách yêu thích thiên nhiên núi rừng và phong cách du lịch sinh thái thì vườn cò Tân Long chính là một địa điểm dừng chân lí tưởng ở Sóc Trăng. Thiên nhiên hoang sơ nơi đây chính là nơi sinh sống của hàng ngàn con cò.
Cắm trại trong không khí trong lành, mát mẻ của vườn cò và ngắm nhìn những đàn cò trắng bay kín trời khi hoàng hôn xuống là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời và khó quên trong lòng bất kì ai.
Vườn cò Tân Long.
Đây là lễ hội văn hóa thể thao nổi tiếng nhất ở Sóc Trăng, thật thú vị khi bạn được hòa vào lễ hội và cổ vũ các đội đua ghe ngo.
Lễ hội đua thuyền.
Đã tới với Sóc Trăng thì không thể nào bỏ qua những cù lao vườn cây trái bạt ngàn tại đây được. Một trong những loại hình du lịch được du khách thập phương yêu thích và lựa chọn nhiều nhất khi tới Sóc Trăng chính là du lịch sinh thái tại Cồn Mỹ Phước.
Cùng du ngoạn ngắm nhìn vườn trái cây đủ màu sắc, du khách sẽ được tận tay hái và thưởng thức những trái cây đặc trưng như chôm chôm, măng cụt, cam, bưởi, vú sữa....Cùng ngắm nhìn phong cảnh yên bình và đời sống sinh hoạt của những người dân miền quê sông nước hiền hòa và đôn hậu sẽ là một trải nghiệm rất thú vị đới với mỗi du khách.
Trải nghiệm du lịch miệt vườn miền tây.
Ngày 1: Tham quan chợ nổi Ngã Năm, vườn cò Tân Long, chùa Chén Kiểu, chùa Ðất Sét, điểm dừng chân Tân Huê Viên, chùa Dơi, Bảo tàng tỉnh Sóc Trăng, phòng Trưng bày Văn hóa Khmer, thưởng thức chương trình biểu diễn văn nghệ của Đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng.
Tham quan chùa dơi.
Ngày 2: Tham quan Nhà Trưng bày Khu Di tích lịch sử đón Ðoàn tù chính trị Côn Đảo, chùa Kh’leang, điểm du lịch xanh cồn Mỹ Phước.
Tham quan cồn Mỹ Phước.
Ngày 3: Tham quan chùa Bốn Mặt, làng nghề đan đát xã Phú Tân, Chùa La Hán, Hồ Nước Ngọt.
Quang cảnh đan lát, làng nghề đan đát xã Phú Tân.
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.
CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM
Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Số ĐKKD: 0108370327
Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.
Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.
GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ
Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.