Tây Ninh đón du khách với vẻ đẹp của ngọn núi Bà Đen trung hậu, tòa thánh thất Cao Đài thâm nghiêm và những đặc sản nổi tiếng như bánh canh, bánh tráng phơi sương, muối tôm….
Du lịch Tây Ninh
Xe máy: Tây Ninh cách Tp.Hồ Chí Minh 99km, nếu đi bằng xe máy mất khoảng 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng di chuyển (tùy vào tình trạng giao thông).
-Từ TP Hồ Chí Minh chạy xe theo tuyến quốc lộ 22A đến ngã 3 Trảng Bàng, rẽ phải theo tỉnh lộ 782
(đường Bời lời, hướng đi về huyện Dương Minh Châu). Cứ theo đường 782 đi hơn 50km nữa là đến thị xã Tây Ninh. Cung đường này có nhiều đoạn nhỏ hẹp, một số ngã 3 không để bảng chỉ dẫn hướng đi. Tuy nhiên đi theo cung đường này sẽ rút ngắn thời gian hơn.
-Từ Tp Hồ Chí Minh chạy xe theo tuyến quốc lộ 22A đến ngã 3 Trảng Bàng thì rẻ trái (QL22A). Đến ngã ba thị trấn Gò Dầu (ngay chợ Gò Dầu, rẽ trái đi cửa khẩu Mộc Bài) thì rẽ phải theo quốc lộ 22B chạy khoảng 60km nữa là đến vòng xoay trung tâm thị xã Tây Ninh. Cung đường này có đường rộng, dễ đi, được mục kích cảnh ruộng đồng mênh mông và ngắm cảnh đẹp của dòng sông Vàm Cỏ Đông, đặc biệt cảnh hoàng hôn rất đẹp đoạn đi qua huyện Gò Dầu – Hòa Thành.
Một vài tuyến xe bus đi Tây Ninh:
– Từ Tp.Hồ Chí Minh du khách bắt xe bus số 703 (tuyến Bến Thành – Mộc Bài và ngược lại) để đi Mộc Bài. Xe dừng tại bến xe Mộc Bài, tại đây du khách tiếp tục bắt xe bus số 05 để đi thị xã Tây Ninh. Xe sẽ dừng tại bến xe Tây Ninh.
Xe bus số 703: Bến Thành – Mộc Bài
Tần suất hoạt động 40 chuyến/ngày (riêng thứ bảy và chủ nhật là 48 chuyến/ngày).
Thời gian di chuyến: 150 phút.
Thời gian hoạt động: Bến Thành: 6g-16g30, Mộc Bài: 8g35-19g30.
Xe Bus số 05: Mộc Bài – Tây Ninh
Thời gian hoạt động: 6h45’ – 18h00
– Từ Tp.Hồ Chí Minh du khách bắt xe bus đi bến xe Củ Chi. Từ bến xe Củ Chi bắt tiếp xe bus số 603 chuyện tuyến Bến xe Củ Chi – Tây Ninh và ngược lại. Xe sẽ dừng tại bến xe Tây Ninh.
Một số tuyến xe bus đi bến xe Củ Chi:
Xe bus số 13: Bến Thành – Bến xe Củ Chi và ngược lại
Số chuyến: 146 chuyến/ngày
Thời gian chuyến: 75 phút
Giãn cách: 10 – 20 phút/chuyến
Thời gian hoạt động:
Bến Thành: 04h30 – 20h30
BX Củ Chi: 03h30 – 19h30
Xe bus số 94: Chợ Lớn – Bến xe Củ Chi và ngược lại
Số chuyến: 205 (trong đó có 15 chuyến phục vụ người khuyết tật) chuyến/ngày
Thời gian chuyến: 75 phút
Giãn cách: 8 – 15 phút/chuyến
Thời gian hoạt động:
– BX Chợ Lớn: 04h45 – 20h30
– BX Củ Chi: 04h00 – 19h00
Xe bus số 74: Bến xe An Sương – Bến xe Củ Chi và ngược lại
Cự ly: 21,85 km
Số chuyến: 310 chuyến/ngày
Thời gian chuyến: 45 phút/chuyến
Thời gian hoạt động
– Bến xe An Sương: 4 giờ 40 -20 giờ 30
– Bến xe Củ Chi: 3 giờ 40 – 19 giờ 20
Thời gian giãn cách: 4 – 15 phút/chuyến
Bạn có thể đến Tây Ninh bất kỳ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời gian nhộn nhịp nhất rơi vào hai dịp là rằm tháng giêng và rằm trung thu (có lễ hội).
Toà thánh Cao Đài được xây dựng tại làng Long Hoa, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4km về phía đông nam. Ðạo Cao Ðài ra đời vào năm 1926 ở Tây Ninh. Tòa thánh Cao Đài là một công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng, được bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 1926
Núi Bà Đen là núi nằm trong một quần thể di tích văn hóa lịch sử nổi tiếng bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m) và là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo - Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất Nam Bộ.
Cửa khẩu Mộc Bài là cửa khẩu đường bộ lớn nhất phía Nam. So với các cửa khẩu khác, Mộc Bài có lợi thế đặc biệt vì nằm trên đường Xuyên Á. Cửa khẩu Mộc Bài là một công trình hạ tầng trọng điểm, nhằm thúc đẩy giao lưu phát triển khu kinh tế cửa khẩu lớn nhất phía Nam với các nước láng giềng Đông Nam Á
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát nằm trên địa phận 3 xã Tân Lập, Tân Bình, Hoà Hiệp thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 30km về phía bắc tây bắc. Đặc điểm: Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát có hệ động thực vật phong phú đặc biệt là hệ chim nước quý hiếm, nằm ở phía tây vùng đất thấp miền Đông Nam bộ, chủ yếu là rừng nguyên sinh, địa hình khá bằng phẳng.
Qua khỏi đồn biên phòng Xa Mát, đường đến Chàng Riệc xuyên qua những khoảng rừng già với nhiều cây cổ thụ hai, ba người ôm không xuể, tán che kín trời. Trong thời chiến tranh, nhờ sự chở che của thiên nhiên và nhân dân vùng biên nên bộ đội hai nước luôn giữ vững thế trận trên toàn Nam Bộ và chiến trường Lào - Campuchia. Trong một lần về thăm khu căn cứ này, đồng chí Võ Văn Kiệt (nguyên Bí thư Khu uỷ Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ) cho biết: Tại khu rừng biên giới này, mỗi khi Mỹ "cày" bom bên này thì bộ đội ta chuyển sang khu rừng bên kia phía nước bạn và ngược lại, nếu bên kia bị giội bom, quân ta lại trở về "R". Đúng là "rừng che bộ đội, rừng vây quân thù".
Cách thị xã Tây Ninh, xuôi quốc lộ 22B, chừng khoảng 60 km là đến Rùm Đuôn, nơi từng đóng cơ quan đầu não kháng chiến TWCMN. Nơi đây cách biên giới Campuchia chừng 1km theo đường chim bay, cách cửa khẩu Xamát chừng khoảng 4km. Vùng biên Tân Lập chào đón khách phương xa bằng không khí đặc thù của một vùng rừng nhiệt đới đặc trưng và cái nắng khô hanh đến gai người.
Nơi ở và làm việc của đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Từ chân núi, men theo con đường nhựa trải dài uốn lượn trên một sườn đồi thơ mộng một bên là núi và một bên là cheo leo vực thẳm, văng vẳng bên tai đâu đó là tiếng chim kêu, vượn hú, tiếng suối róc rách giữa đại ngàn bao la cùng một bầu không khí trong lành đến tuyệt vời.
Long Điền Sơn tọa lạc tại ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, cách thị xã Tây Ninh khoảng 5 km. Mới đưa vào hoạt động vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua, khu du lịch đã được nhiều người biết đến và đã xuất hiện trong nhiều chương trình các tour đến Tây Ninh. Long Điền Sơn là một khu du lịch mới đi vào hoạt động phục vụ du khách đến với Tây Ninh. Nằm trong phong cảnh hữu tình, nhà đầu tư đã xây dựng nên khu du lịch đậm nét truyền thống và bản sắc của làng quê và văn hóa Việt.
Tịnh Xá Ngọc Thuận nằm giữa một khu vườn cây trái của miệt vườn sông nước, nên rất yên tỉnh. Do mặt đất ở đây thấp, vì vậy phải tôn nền bằng việc đào mương lấy đất đấp nền và tạo những bờ liếp thành con đường đi lại giữa các khu nhà, các cốc ở và ngôi thờ chánh điện. Các cốc ở được xây cất theo kiểu nhà sàn vùng nước nổi. Đây là đặc điểm chính của ngôi Tịnh Xá Ngọc Thuận.
Tháp cổ Bình Thạnh nằm phía hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông, có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ VIII, là một trong những kiến trúc tháp cổ quý hiếm, tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc thuộc nền văn hóa Óc Eo. Từ trung tâm huyện Trảng Bàng ta có thể theo Quốc lộ 1A, gần đến ranh giới huyện Gò Dầu, rẽ trái để vào xã Bình Thạnh hoặc xuôi theo dòng kênh ở cuối chợ cũ Trảng Bàng.
Đến thăm Tây Ninh vùng đất tâm linh, nổi tiếng với địa danh núi Bà Đen, Tòa Thánh Cao Đài, bạn có cơ hội thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như bánh canh, bánh tráng phơi sương, muối tôm….
Đến Tây Ninh, bạn đừng quên dừng chân ở thị trấn Trảng Bàng, ghé vào thưởng thức các món ăn đã nổi danh trên đất Trảng Bàng một tô bánh canh giò heo.Tô bánh canh bốc khói với nước lèo trong veo, lăn tăn hoa mỡ nóng bỏng khi húp thử, vị ngọt đậm đà tinh tế của xương hầm, gạo thơm, hành lá, gia vị, tiêu cay hòa quyện với sợi bánh canh Trảng Bàng mềm, dai của chất gạo dẻo , cùng những lát thịt mềm ngọt hấp dẫn .
Bánh canh ở đây làm từ gạo ngon vừa dai, vừa thơm lại mềm mướt. Nước lèo ngọt mùi xương và cộng hưởng gia vị tạo thành vị thanh nhẹ. Ngoài ra, những thành phần khác như rau sống, giá trụng, ớt tươi, chanh… tất cả hòa quyện với nhau cho ra món ăn cuốn hút.
Món bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc Trảng Bàng bấy lâu nay đã thành một món đặc sản của đất Tây Ninh mà mọi người đều yêu thích. Bánh tráng phơi sương là thứ bánh tráng độc đáo, được chế biến công phu của người Trảng Bàng . Bánh tráng được làm bằng bột xay ra từ “Nàng Miên” của Tây Ninh, tráng hai lớp, hai lần, thêm chút muối để khi ăn có vị đậm hơn và tráng bành dày hơn các loại bánh tráng khác.
Loại bánh tráng này rất đặc biệt khi tráng có hai mặt, hai lớp. Bánh phải được nướng lên không cháy,không trở màu mà vẫn giữ được màu trắng trinh nguyên. Bánh làm chín rồi phải đem phơi sương một đêm mới dùng được. Sau khi phơi sương bánh trở nên dẽo nhưng không mất độ dòn cần thiết của cái bánh tráng.
Thịt để cuốn bánh là thịt chân giò vừa có bì, có mỡ, phần nạc ăn ngon, không bị bở. Nước tương chấm thịt cuốn cũng rất ngon vừa miệng, tạo nên sự khác biệt với các món cuốn khác. Bánh tráng cuốn chung với rau sống, rau sông, dưa leo, đỗ chùa, giá, tỏi chua … Chiếc bánh mềm mà không ướt, dẻo vừa phải để cuốn rau thịt mà không sợ bị rách…trong hơi lửa nồng nàn của mớ vỏ đậu mà vẫn trắng ngần, được phơi sương trở thành mềm mại dịu dàng, cảm nhận những ngọt bùi chua chát của món ăn ngon tuyệt.
Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ dân dã, thơm ngon của món ăn.
Món ăn này có thành phần chính là bánh tráng phơi sương được cắt sợi và muối tôm Tây Ninh; bên cạnh đó là các nguyên liệu như ớt tương, xoài, rau răm, khô bò, dầu, đậu phộng, trứng cút… Tất cả trộn lẫn vào nhau, tạo thành một món ăn lạ miệng, hấp dẫn. Bánh mềm nhưng vẫn dai, ngọt ngọt chua chua, có vị thịt bò mặn mà, đậu phộng rang bùi, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cảm giác ngon miệng từ vị cay của ớt tương và rau răm thái nhỏ.
Bánh tráng me với những bịch mắm me, hành phi thơm lừng, đậu phộng, muối ớt dành cho người thích tiện lợi cũng hấp dẫn lắm. Chỉ một bịch với các thành phần chuẩn bị sẵn, người ăn cứ thế trộn lẫn các gói gia vị, làm thành nước chấm cay, ngọt ngọt, chua chua để chấm chung với bánh tráng dẻo và dai, ngon khó tả.
Túi bánh tráng me gồm có một ít bánh tráng đã phơi sương cho dẻo, gấp xếp vuông vắn, vài gói gia vị nho nhỏ gồm muối ớt, bột tôm rang, ớt bột, hành phi, đậu phộng rang giã đôi… và chủ lực là một chút nước me sền sệt, chua chua ngọt ngọt. Trông cầu kỳ và lích kích như một gói mì ăn liền cao cấp. Người ăn, tùy theo khẩu vị và sở thích của mình có thể tùy nghi gia giảm các gói gia vị để pha chế thành một thứ nước chấm. Sau đó, gỡ từng tờ bánh tráng deo dẻo kia ra và cuốn lại, chấm… cứ thế mà vừa nhai, vừa nuốt, vừa… hít hà! Cái vị chua dịu của nước me chín, cái cay xé của ớt, vị mặn mặn của bánh tráng, của tôm, cái béo giòn của đậu phộng rang… tạo nên một thứ hương vị quyến rũ khó thể nào quên.
Nhắc đến đặc sản Tây Ninh, người ta không thể quên bánh canh Tràng Bảng, bánh tráng phơi sương và một thứ gia vị độc đáo: muối tôm. Một lần chấm trái cây cóc, xoài, me, ổi… với muối Tây Ninh thì cứ luyến nhớ mãi.
Tây Ninh không có biển nhưng đã cho ra đời một loại muối thơm ngon, trở thành đặc sản của vùng đất chỉ có nắng và gió. Nguyên liệu chính của loại gia vị độc đáo ấy là muối và tôm qua bàn tay chế biến khéo léo của những người dân Tây Ninh cần cù sáng tạo đã cho ra đời loại muối tôm được nhiều người ưa chuộng, hương vị vượt xa nhiều loại muối tương tự ở các vùng cận biển vốn được thiên nhiên ưu ái khác. Muối tôm không chỉ gồm muối và tôm. Các công đoạn làm cũng mất nhiều thời gian và công sức nên muối khá đắt. Các chị các mẹ làm loại muối này còn phải tính tỉ lệ của nhiều thành phần: tôm, thịt, tỏi, cải đỏ, muối, ớt, bột nêm… rồi cho vào xay đều, rang và phơi cho muối dậy mùi thơm.
Muối tôm Tây Ninh thường được dùng làm món chấm cho các loại trái cây, nhất là những loại có vị chua như: cóc, ổi, xoài… Ngoài ra, muối tôm nơi đây còn dùng để trộn chung với bánh tráng được xắt nhỏ và các loại rau khác tạo thành món bánh tráng trộn được rất nhiều bạn trẻ ưa thích.
Ốc xu sống trên núi Bà có hình dáng gần giống loài ốc bươu nhưng mình dẹt và nhỏ hơn. Người dân ở đây cho rằng, ốc này ăn vào không những ngon vì thịt dai mà còn có tác dụng chữa nhức mỏi khá tốt. Ốc bắt về chỉ rửa sạch đất cát, không cần ngâm xả chất thải như các loại khác và đem nấu ăn ngay để còn giữ lại các vị thuốc có giá trị dinh dưỡng. Ốc núi có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, hấp sả, xào me, xào tỏi.
Thường dân địa phương hay luộc ốc xu với sả hoặc hấp gừng, cố ý giữ hương vị đặc trưng của ốc núi. Thịt ốc xu ăn nghe dai dai, giòn giòn, nhưng phải nhai thật chậm mới cảm nhận hết hương vị riêng có của nó. Đặc biệt, khác nhiều loại ốc chấm mắm, ốc xu đi kèm với muối tiêu chanh mới đúng vị. Kỳ công hơn, ốc núi bắt về cho ăn cơm dừa khô nạo nhuyễn, để đến khi đem luộc chấm muối tiêu chanh, thịt ốc núi này sẽ béo giòn, rất lạ miệng nhón thêm một gốc sả hay cắn tí gừng non, nhai vài lá rau răm, đưa đẩy với tí rượu nếp chính hãng Trảng Bàng sẽ thấy ốc xu đúng là đặc sản vùng núi này. Vị ốc ngọt thanh, có chút hương thuốc quý, ăn vào cảm giác khó quên. Vì là món ở Tây Ninh mới có, ốc xu khá đắt. Tuy nhiên, vẫn nhiều người muốn thưởng thức món lạ, nên ốc xu chẳn bao giờ sợ ế khách.
Món từ Thằn lằn núi Bà Đen được nhiều người xưng tụng là “đệ nhất ẩm thực” ở Tây Ninh. Thằn lằn núi thuộc họ tắc kè và được phân biệt với loài khác bởi những vạch trắng ở lưng, đuôi có màu nâu nhạt, con to nhất cũng bằng cườm tay. Khác với các loại tắc kè khác, thằn lằn núi chỉ ăn sung chín, chuối và lá thuốc Nam nên thịt dai, thơm, bổ dưỡng. Với đặc tính này, thằn lằn núi không chỉ là món ăn chơi mà còn là món ăn bồi bổ.
Thịt thằn lằn núi có thể chế biến nhiều món khác nhau như băm nhỏ, xào với tiêu xanh và lá lốt ăn cùng bánh tráng. Ngon nhất phải kể đến là thằn lằn núi chiên giòn, ăn cùng các loại rau như xà lách, cà chua, dưa leo, rau thơm… và mắm me. Thằn lằn núi ăn không ngán, thịt nhiều đạm, bổ dương. Khách nơi khác đến Tây Ninh được thưởng thức một lần là nhớ mãi.
Món nem dùng được cho cả người ăn chay lẫn ăn mặn này cũng là một trong những đặc sản của Tây Ninh. Nem bưởi dễ ăn và tiện lợi. Chua chua, mặn mặn, ngọt ngọt, cay cả ớt và tiêu và mùi đặc trưng khó lẫn làm nên đặc trưng của nem bưởi.
Những người dân Tây Ninh tài tình lắm khi loại bỏ được vị đắng của vỏ bưởi và biến nó thành thứ đồ ăn phổ biến. Nhìn những chiếc nem màu tươi rói, được gói như nem thịt hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên lắm khi biết thành phần của nó.Nguyên liệu chính làm nên món này là vỏ bưởi và đu đủ xanh bào nhuyễn phơi khô kết hợp với nhiều phụ liệu như khế chua, ớt hiểm, tiêu, lá vông nem, chùm ruột, lá chuối…
- Bất kỳ quần áo, giày dép bạn thích.
- Mang theo dụng cụ đi nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang kem chống nắng, kem chống côn trùng, thuốc trị côn trùng.
- Mang theo passport nếu muốn đi thăm cửa khẩu
- Mang theo lều, áo khoác, chăn mỏng, nồi đa dụng nếu có ý định cắm trại.
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.
CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM
Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Số ĐKKD: 0108370327
Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.
Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.
GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ
Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.