Vĩnh Long chỉ cách TP HCM 140 km, Vĩnh Long rất thích hợp để du ngoạn khám phá văn hóa miền sông nước và thưởng thức các loại hình giải trí độc đáo. Đến với Vĩnh Long bạn ngồi trên chiếc xuồng nhỏ len lỏi vào vườn cây trái trĩu quả hay ngắm cảnh buôn bán tấp nập của người dân trên sông bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống yên bình nơi miền quê sông nước.
Du lịch Vĩnh Long
Phần di chuyển này mình chỉ nói từ điểm bắt đầu là Sài Gòn sau đó sẽ đi các tỉnh, các bạn ở nơi khác thì chịu khó tham khảo thêm.
Hầu hết việc di chuyển ở khu vực miền Tây đều di chuyển bằng Ôtô. Các bạn có thể ra bến xe miền Tây (địa chỉ: 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân Tp.HCM) để mua vé hoặc liên hệ các xe chuyên chạy tuyến Sài Gòn - Vĩnh Long như:
Xe PHƯƠNG TRANG Sài Gòn: 272 Đề Thám, quận 1. ĐT: (08) 38375570
Vĩnh Long: bến xe Vĩnh Long điện thoại (070) 387.9777, bến xe Bình Minh (bờ phà Cần Thơ) điện thoại (070) 374.2999.
Xe MAI LINH Tổng đài đặt vé tại Sài Gòn: (08) 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.
Vĩnh Long: Bến xe Vĩnh Long, 1E Đinh Tiên Hoàng, ĐT (070)3878878.
Xe PHÚ VĨNH LONG Chạy tuyến: Sài Gòn - Vĩnh Long, Sài Gòn - Bình Minh Trà Ôn, Sài Gòn - Sa Đéc, Sài Gòn - Cao Lãnh. Xe 15 chỗ. Xuất bến tại Sài Gòn từ 4h30 đến 19h30 mỗi giờ chạy một xe. Ngoài ra xe sẽ chạy đột xuất nếu đủ 15 ghế.
Sài Gòn: 572 đường 3/2-P14-Q10 (ngã tư 3/2 Ngô Quyền). Điện thoại (08)3866.0378 - 3866.0789 - 3868.6035 - 3868.6036.
Vĩnh Long: 09 Nguyễn Huệ-P8-Vĩnh Long. Điện thoại (070) 383.4444 - 383.6666 - 3.888888.
Bình Minh Trà Ôn: 435 Thuận Thới-Bình Minh-Vĩnh Long điện thoại (070) 375.0299 - 375.0277 và 69 Khu 10B-Thị trấn Trà Ôn-Vĩnh Long điện thoại (070) 377.4020 - 377.4022.
Sa Đéc: 56A Lê Thánh Tôn - P2 điện thoại (067) 386.7222 - 377.2999.
Cao Lãnh: 52 Quốc lộ 30-P.Mỹ Phú điện thoại (067)387.4747 - 387.9797 và 136 Hùng Vương-P2 điện thoại (067) 387.7678.
5h30 sáng từ TP HCM bạn mất khoảng 2 tiếng để đến Vĩnh Long. Dọc đường đi bạn có thể dừng lại ăn sáng ở Trung Lương. Đi vào buổi sớm giúp bạn thư thái tận hưởng không gian tươi đẹp của miền Tây sông nước.
Cũng giống như nhiều tỉnh khác ở Việt Nam, khí hậu ở Vĩnh Long cũng thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự phân chia rõ rệt của hai mùa mưa và nắng. Bạn có thể đến Vĩnh Long bất cứ thời điểm nào, nhưng:
- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau: Vĩnh Long bước mùa khô, nắng nóng khá nhiều, có khi nắng rất gay gắt sẽ làm bạn khó chịu. Mùa này đi du lịch là thích hợp vì không phải chịu ảnh hưởng của những con mưa, nhưng bạn phải nhớ trang bị những vật dụng chống nắng cần thiết.
- Từ tháng 5 đến tháng 10: thời gian này, Vĩnh Long mưa khá nhiều. Nhưng nhờ thế mà trái cây của Vĩnh Long cũng trở nên trĩu cành, sum sê và ngọt mát. Nếu không ngại những cơn mưa làm gián đoạn hành trình của bạn thì bạn cũng có thể phượt một chuyến để có thể thưởng thức được vị ngon của cây trái nơi đây.
Đình được xây dựng theo kiến trúc Á Đông bằng gỗ cẩm lai, căm se, thao lao, mái lợp ngói vẩy cá, gồm nhiều căn, nhiều nóc nối dọc nhau, loại hình kiến trúc thông dụng ở miền Tây Nam bộ, gồm năm căn nóc hình chóp, hai căn nóc bánh ít. Ngoài cùng là cổng và tường rào xi măng, đến sân đình, hậu cung nóc hình chóp, chính điện nóc hình bánh ít, võ quy nóc hình chóp, võ ca nóc hình bánh ít, hậu trường nóc hình chóp, đông lang và tây lang nóc hình chóp.
Khu du lịch Vinh Sang thuộc xã An Bình (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) được thành lập năm 2005 với tổng diện tích 2,2ha, do một doanh nhân địa phương đầu tư nhằm khai thác tiềm năng du lịch miệt vườn theo hướng chuyên nghiệp. Địa hình của Vinh Sang như một tam giác, một cạnh nằm cặp theo bờ sông Cổ Chiên, đối diện với thành phố Vĩnh Long. Một cạnh khác chếch sang hướng Bắc, nơi có cây cầu Mỹ Thuận duyên dáng nối đôi bờ sông Tiền thơ mộng. Cạnh còn lại nối Vinh Sang với các khu vườn trái cây khác trong cù lao An Bình. Đó là điểm đắc địa giúp Vinh Sang có cảnh quan hấp dẫn, thu hút nhiều khách du lịch ngay từ ngày đầu hoạt động.
Chùa cổ Tiên Châu được tạo dựng từ rất sớm trên Bãi Tiên xưa, nay thuộc ấp Bình Lương, xã An Bình(1), huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; đây là một ngôi chùa được xem là cổ kính nhất trên vùng đất Vĩnh Long. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, Tiên Châu cổ tự vẫn mãi trầm tư bên dòng Cổ Chiên thơ mộng. Chùa Tiên Châu nằm trên cù lao An Bình thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, đối diện với thị xã Vĩnh Long, bên kia bờ sông Tiền. Được xây dựng từ thế kỷ 19 trên một khu đât rộng, thoáng mát, hiện nay Tiên Châu còn giữ được những nhét đẹp cổ kính của mình.
Cù Lao An Bình nẳm giữa sông Tiền và sông Cổ Chiên thuộc nhánh sông Mêkông với diện tích rộng khoảng 60 km2, được hợp thành 4 xã: An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh và Đồng Phú. Cù Lao An Bình là mảnh đất hiền hòa, và nói đến Cù Lao An Bình là nói đến những vườn trái cây xum xuê. Đến với nơi đây, bạn sẽ được du ngoạn trên dòng sông Tiền thơ mộng, có thể tự tay hái các loại trái trong vườn như: nhãn, chôm chôm, ổi, măng cụt…
Với tổng chiều dài 1.535m, cầu Mỹ Thuận là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam. Nó trở thành một công trình thế kỷ của sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Úc, tạo động lực quan trọng cho sự phát triển của Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Không chỉ đem lại những giá trị thiết yếu về mặt giao thông và kinh tế, cầu Mỹ Thuận còn đáp ứng lòng mong mỏi và hy vọng từ bao đời của người dân vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó, cầu Mỹ Thuận còn là công trình xây dựng có giá trị kiến trúc nổi bật, mang một nét tuyệt vời về giá trị thẩm mỹ, thu hút rất nhiều khách du lịch từ mọi miền đất nước.
Công viên nằm bên bờ sông Tiền, gần cầu Cái Cá, thuộc phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Công viên có cảnh quang đẹp, là nơi thư giản, hóng mát của người dân thành phố Vĩnh Long; cũng là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh. Đặc biệt, nhiều năm qua, công viên Sông Tiền luôn được chọn làm nơi tổ chức bắn pháo hoa trong đêm giao thừa Tết âm lịch của tỉnh Vĩnh Long.
Đây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ. Giữa thế kỷ XIX nơi đây chỉ là một am nhỏ do các tu sĩ từ miền Trung vào đây lập nên. Nhờ công quả của các vị ấy cùng với dân làng Đông Hậu qua nhiều lần xây cất, trùng tu chùa Phước Hậu trở thành một thiền điện uy nghiêm.
Chùa do bà Trương Thị Lâu (sau bà xuất gia, pháp danh Như Đạt) xây dựng vào năm 1906. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Chùa có nhiều tượng Phật, Bồ tát là những tác phẩm điêu khắc có giá trị nghệ thuật. Thượng tọa Thích Phước Tú đang tiếp tục trùng tu, trang trí ngôi chùa. Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Long.
Chùa thường được gọi là chùa Khmer Vũng Liêm, tên chùa Sanghamangala theo tiếng Pâli là “Hạnh phúc gia tăng”. Chùa tọa lạc tại xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: 070.870069. Chùa thuộc hệ phái Nam tông (Khmer). Chùa được xây dựng từ lâu đời. Một số tài liệu cho biết chùa dựng vào năm 1339 trên một diện tích 3 hecta. Ngôi chánh điện hiện nay được xây vào năm 1964, tam quan xây năm 1974.
Tịnh xá Ngọc Viên tọa lạc ở số 14/20/2 đường Xóm Chài, phường 2, thị xã Vĩnh Long. Được xây dựng năm 1948 trên một khu đất rộng, Tịnh xá Ngọc Viên được xem là ngôi Tổ đình và là trung tâm hoằng khai giáo pháp khất sĩ của toàn sơn môn hệ phái, đặc biệt kể từ sau lần đầu tiên (1949) tổ chức trọng thể Đại lễ Tự tứ Tăng và Vu Lan bồn trên quy mô lớn, gây ảnh hưởng rộng khắp trong sinh hoạt Phật giáo của toàn miền.
Thanh trà là một loại quả tương tự như quả chanh, vỏ có màu xanh, khi chín có màu vàng cam bóng, cơm mềm vị chua, ngọt rất hấp dẫn du khách. Ngoài việc dầm nước đá để thưởng thức, thanh trà còn được dùng như một loại gia vị để chế biến các món ăn như cá rô kho thanh trà, nấu canh chua cá lóc,…
Chọn con cá lớn từ 1 đến 1,5 kg chiên trong chảo mỡ sâu thì thịt cá mới có mùi thơm nồng nàn. Cá được bày một đĩa lớn khá bắt mắt khi còn nguyên con, vàng ươm, vẩy xù lên cùng với nhiều loại rau của miệt vườn miền Tây. Du khách nhẹ nhàng bóc từng miếng thịt còn nóng và gói với rau thơm, rau quế, bún,.. cùng lớp bánh tráng mỏng bên ngoài. Nước chấm được làm từ nước mắm hòa cùng vị chua của chanh, vị cay của ớt, tỏi…càng làm cho món ăn thêm đậm đà khó quên.
Cá cháy tuy có nhiều xương nhưng thị ăn rất ngon và béo. Cá cháy nấu canh chua là món ăn bình dân số 1 tại đây. Nguyên liệu có bạc hà, đậu bắp, giá, bông điên điển,… với nước mắm nhỉ đậm đặc có chút the nồng của ớt. Ngoài ra, loại cá này còn được chế biến thành các món như kho mặn, nấu cháo, gỏi cá,…
Những củ khoai vừa được hấp chín nghi ngút khói được bóc vỏ là thành phần chính của món ăn dân dã này. Khoai được xắt thành từng miếng nhỏ cho dễ ăn. Người dân ở đây dùng mắm cá linh hoặc cá trèn để ăn cùng. Mắm có thêm gia vị chanh, đường để phù hợp khẩu vị từng người. Cuốn khoai cùng các loại rau như cải, xà lách, rau quế,… chấm với nước mắm ớt và từ từ cảm nhận sự độc đáo của món ăn.
Trên bếp than hồng hấp dẫn, những con tôm chuyển từ màu hồng đến màu đỏ au là lúc đã được nướng chín. Thịt tôm ngon ngọt cùng mùi hương thơm phức hấp dẫn du khách đến lạ lùng. Thưởng thức tôm càng xanh nướng thì không thể thiếu muối tiêu chanh.
- Bất kỳ trang phục nào bạn thích. Nhưng nếu tính đến việc di chuyển nhiều, nên mang quần áo gọn gàng, giày, dép bệt.
- Mang dụng cụ chống nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
- Mang theo kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng.
- Mang lều, áo khoác, nồi nếu có ý định cắm trại,
Sài Gòn – Long An – Vĩnh Long – Tiền Giang
Sài Gòn – Vĩnh Long – Bến Tre
Sài Gòn – Vĩnh Long – Cần Thơ
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.
CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM
Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Số ĐKKD: 0108370327
Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.
Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.
GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ
Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.