Ngoài điệu Dạ Cổ Hoài Lang nức tiếng xa gần, Bạc Liêu hấp dẫn du khách cả từ những di tích lịch sử, điểm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh gắn liền với cảnh quan và các câu chuyện cổ xưa.
Du lịch Bạc Liêu
Mỗi mùa, Bạc Liêu lại có vẻ đẹp riêng, song nếu được nên đến vào khoảng rằm tháng 10. Đây là thời điểm đẹp nhất và cũng là thời gian diễn ra lễ hội Ok Om Bok, một trong 3 lễ hội lớn của người Khmer tại đây.
Từ Tp Hồ Chí Minh: Bạc Liêu cách trung tâm TP HCM khoảng 290 km và mất 5h đi ô tô. Du khách có thể chọn những nhà xe uy tín khai thác tuyến này như: Phương Trang, Hoàng Yến, Kim Yến…, giá vé từ 190.000 đến 210.000 đồng.
Từ miền bắc, bạn có thể đi bằng đường hàng không qua chặng bay Hà Nội - Cần Thơ, sau đó bắt xe khách tới Bạc Liêu qua các hãng như Phương Trang, Tuấn Hưng, Vũ Linh... , giá vé 80.000 - 100.000 đồng, còn giá vé máy bay là 1.900.000 - 2.700.000 đồng. Tổng thời gian đi lại khoảng 4h30 phút...
Để di chuyển trong thành phố, ngoài xe máy, mọi người có thể chọn xe bus vì đây là một phương tiện khá phổ biến và hoạt động với tần suất cao.
Cách thị xã Bạc Liêu 6km về hướng Biển, trên con đường nhựa sạch đẹp mang tên cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người sáng tác bản Dạ cổ Hoài Lang về phía phải, sang kênh 30 tháng 4 trên con cầu bê tông vững chắc là đến Vườn Chim Bạc Liêu, thuộc địa phận Phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu.
Vườn Chim Bạc Liêu - Điểm đến hấp dẫn Bạc Liêu
Vườn Chim Bạc Liêu là nơi làm tổ quan trọng của nhiều loài chim nước, điển hình là các loài le le, cò, diệc, vạc, còng cọc, quắm đen và nhiều loài chim khác. Sáng sớm, từng đàn chim đi kiếm mồi ở những nơi xa xôi, tối đến tìm về tổ ấm là Vườn Chim, cũng là lúc những loài chim ăn đêm bắt đầu cuộc hành trình hoạt động của mình làm xao động một góc trời đất Biển. Trải qua gần một thế kỷ tồn tại, nơi đây đã có không biết bao nhiêu thế hệ các loài chim sinh sôi, nẩy nở. Thường là vào mùa mưa, hiện nay, qua tính toán sơ bộ, số lượng chim ở Vườn Chim còn khoảng 40 ngàn con và 5 ngàn tổ chim các loại.
Tháp Vĩnh Hưng là một di tích kiến trúc cổ được xây dựng tại ấp Trung Hưng I, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu ngày nay. Tháp được xây dựng trên một diện tích hơn 1.000 m2. Bình diện chân tháp hình chữ nhật với hai cạnh là 5,6 m và 6,9 m, chiều cao của Tháp còn lại 8,2 m (đỉnh Tháp đã bị sập), cửa Tháp quay về hướng Tây.
Tháp cổ Vĩnh Hưng - Điểm đến hấp dẫn Bạc Liêu
Toàn bộ ngôi Tháp được xây dựng bằng gạch, chúng được kết dính với nhau bằng một loại keo (có giả thuyết cho rằng keo này được làm từ thực vật). Những lần khảo sát và thăm dò các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mảnh gốm thuộc nền văn hóa Óc Eo và những tượng đồng – đặc biệt có tượng bốn mặt.
Đây là ngôi biệt thự được xây dựng từ năm 1917, và là ngôi biệt thự to lớn nhất vùng lúc bấy giờ, ngôi biệt thự được cất theo mô típ Pháp, toàn bộ vật liệu dùng để xây dựng ngôi biệt thự được chở từ Pháp sang. Ngôi biệt thự được xây trong khuôn viên gồm vườn hoa, hàng rào bảo vệ, nhà ở chính, nhà bếp, nhà kho và các công trình phụ, hướng nhà được chọn theo phong thủy quay mặt về hướng nam và kênh xáng Bạc Liêu.
Nhà công tử Bạc Liêu - Điểm đến hấp dẫn Bạc Liêu
Hiện nay nhà Công tử Bạc Liêu tọa lạc tại số 13-15 Điện biên Phủ, phường 3 TX Bạc Liêu. Ngôi biệt thự này thường được gắn với một danh xưng “Công tử Bạc Liêu”, danh xưng đó đã ra đời cùng nhiều giai thoại được mọi người truyền tụng đến ngày nay. Công tử Bạc liêu là một nhân vật có thật, là con một địa chủ giàu khét tiếng tại đất Bạc liêu và cùng những giai thoại về Công tử Bạc Liêu.
Di tích Phước Đức cổ miếu tọa lạc tại đường Điện Biên Phủ, Phường 3, Thị xã Bạc Liêu, nằm bên dòng kênh xáng Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu, nó được một nhóm người Hoa xây dựng vào khoảng năm 1810, bàn thờ chính là thờ Ông Bổn – Một vị thần được coi là có công khai hoang đất đai và phù trợ cho mọi người sinh cơ lập nghiệp có cuộc sống an lành.
Phước Đức Cổ Miếu
Đến với Phước Đức cổ miếu du khách sẽ tận mắt thấy dược kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ. Toàn bộ ngôi miếu là một kiến trúc nghệ thuật qui mô và hoàn mỹ từ đầu kèo, đầu xiên cho đến các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được chạm khắc tinh tế. Phải nói rằng mỗi bộ phận trong miếu là một cổ vật có giá trị nghệ thuật cao bởi chúng đã tồn tại trên 100 năm. Những tấm biển bằng đá cũng như bằng gỗ khắc chữ Hán và mạ vàng cũng là những tác phẩm có giá trị được khắc sắc xảo theo lối viết Hành thư và Khải thư trong uy nghiệm và hùng mạnh.
Vườn nhãn Bạc Liêu cách thị xã Bạc Liêu 6 km về hướng đông nam, nằm trên đất giồng biển bồi từ thời xa xưa, kéo dài từ phường Nhà Mát đến xã An Trạch Đông dài 7km.
Vườn nhãn cổ Bạc Liêu- Điểm đến hấp dẫn Bạc Liêu
Vườn nhãn được hình thành khoảng hai trăm năm trước đây, khi những lưu dân đầu tiên đấn đây khai mở đất họ đã trồng những hạt nhãn mang theo trên những giồng cát ven biển và thu hoạch được những trái nhãn có vị ngon rất đặc trưng.
Hiện nay vườn nhãn cổ trải dài hàng chục km và trên một diện tích hàng trăm héc ta, hàng năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn quả. Vườn nhãn có những gốc nhãn hàng trăm năm tuổi, trái có vị ngọt, thơm được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.
Thuộc khóm Nhà Mát, phường Nhà Mát, thị xã Bạc Liêu. Hiện nay, đang được đầu tư xây dựng với diện tích 98,5 ha. Trong tương lai không xa nơi đây sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch lễ hội hành hương cùng với hệ thống nhà hàng khách sạn và khu vui chơi, giải trí đa dạng
Khu du lịch Nhà Mát - Điểm đến hấp dẫn Bạc Liêu
Vườn nhãn được hình thành khoảng hai trăm năm trước đây, khi những lưu dân đầu tiên đấn đây khai mở đất họ đã trồng những hạt nhãn mang theo trên những giồng cát ven biển và thu hoạch được những trái nhãn có vị ngon rất đặc trưng.
Hiện nay vườn nhãn cổ trải dài hàng chục km và trên một diện tích hàng trăm héc ta, hàng năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn quả. Vườn nhãn có những gốc nhãn hàng trăm năm tuổi, trái có vị ngọt, thơm được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.
Bạc Liêu không chỉ nổi tiếng với chàng công tử đốt tiền để "tán" gái, sân chim rộng lớn hay nhà cổ Tòa tham biện, vùng đất thuộc Đồng bằng sông Cửu Long này còn sở hữu nền ẩm thực phong phú và tươi ngon, bổ dưỡng. Nhiều du khách khi đến đây đều say mê khám phá. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng gắn liền với quê hương công tử Bạc Liêu.
Nơi đây, người dân thường chế biến món lẩu này từ mắm cá sặc cùng nước dừa tươi, sả và tỏi phi thơm ngào ngạt. Lẩu mắm ăn kèm thịt ba chỉ, các loại cá lóc, cá ba sa... và rau cần, rau muống, mồng tơi, cải tím, ngó sen, bông so đũa, lục bình...
Đặc sản Bạc Liêu - Lẩu mắm
Nhãn là một trong những đặc sản địa phương nổi tiếng, vị thanh ngọt và hương thơm quyến rũ. Nơi có nhiều nhãn ngon là những khu vườn tại xã Hiệp Thành - đây cũng là điểm du lịch thu hút khách thập phương ở Bạc Liêu.
Đặc sản Bạc Liêu - Nhãn
Là một trong những món ăn đặc trưng miền Tây, bất kỳ du khách nào khi đặt chân tới Bạc Liêu đều nhất định muốn thử bánh tằm Ngan Dừa. Bánh được làm từ bột gạo khuấy chín, se thành sợi sau đó đem hấp, ăn cùng xíu mại, bì và thịt nạc luộc cắt sợi, đậu phộng rang giã nhuyễn, dưa chuột thái nhỏ, rau sống... Bánh tằm ở thị trấn Ngan Dừa là nổi tiếng nhất.
Đặc sản Bạc Liêu - Bánh tằm Ngan Dừa
Đến vùng đất cực nam của tổ quốc, bạn sẽ thấy bún nước lèo được bán ở khắp nơi, từ những gánh hàng rong đến các quán ăn gia truyền nổi tiếng. Nước lèo ngon phải nấu trong nồi đát để giữ vị ngọt của tôm, cá, nước dừa và dậy mùi thơm từ mắm. Bún ăn kèm bắp chuối thái mỏng, giá, húng quế... Một số nơi còn ăn thêm mực tươi, thịt lợn quay, chả giò, bánh cống...
Đặc sản Bạc Liêu - Bún nước lèo
Thương hiệu được nhiều người biết đến khi tới Bạc Liêu chính là bánh xèo A Mật, nhân làm từ hành lá cắt nhỏ, những con tôm đỏ âu cùng hành tây thái mỏng, đậu xanh chín mềm và vài sợi củ sắn. Món này ăn kèm rau sống và chấm mắm ớt chua ngọt.
Đặc sản Bạc Liêu - Bánh xèo
Dù mang vị đặc trưng của miền Trung, bún bò cay lại là món ăn dân dã với những con người nơi đây. Nguyên liệu một bát bún gồm thịt bò nấu cùng sa tế, bún trắng ăn kèm rau thơm, giá. Một trong những địa điểm bán bún cò cay ngon là Phường 5. (Ảnh: Thanh Tuyết).
Đặc sản Bạc Liêu - Bún bò cay
Ba khía là một loài thuộc họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam bộ, sống tập trung chỗ nước lợ, mặn. Do có ba gạch ở trên lưng nên chúng được đặt tên Ba khía. Ngoài Ba khía luộc và muối, mắm Ba khía với hương vị cay, mặn, ngọt là một đặc sản nổi tiếng, thường ăn kèm cơm cháy giòn rụm.
Đặc sản Bạc Liêu - Ba Khía
Với lợi thế hơn 56km đường bờ biển, vùng đất trù phú này luôn nổi tiếng với nhiều loại hải sản tươi ngon, cuốn hút du khách ngay từ lần đầu đặt chân đến. Những món đặc sản mà bạn không nên bỏ lỡ là cua biển rang me, ốc mỡ xào sa tế, ốc len xào dừa... (Ảnh: Khánh Hòa).
Đặc sản Bạc Liêu - Cua, ốc mỡ, ốc len...
Xá pấu là tên gọi của cộng đồng người Hoa cho món củ cải muối. Cách chế biến món đặc sản này cũng khá dễ: củ cải rửa sạch, cắt thành cọng nhỏ phơi khô sau đó muối với đường, ngũ vị hương, Món này ăn ngon nhất khi kết hợp cùng cháo trắng, đậu phụ rán giòn. (Ảnh: Nhathi).
Đặc sản Bạc Liêu - Xá Pấu
Bạc Liêu là một trong những tỉnh có món dưa bồn bồn ngon nổi tiếng gần xa. Ngoài việc làm dưa chua, phần tươi non của cây bồn bồn còn được chế biến thành các món ăn hấp dẫn như xào tôm thịt, nấu canh, lẩu, làm gỏi...
Đặc sản Bạc Liêu - Bồn bồn
CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM
Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Số ĐKKD: 0108370327
Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.
Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.
GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ
Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.