Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh. Là tỉnh có khá nhiều di tích lịch sử, các ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Bà, chùa Hội Khánh ...Đến du lịch Bình Dương có rất nhiều điểm du lịch thích hợp cho bạn và gia đình một ngày nghỉ cuối tuần thật thoải mái
Du lịch Bình Dương
Chỉ cách Sài Gòn khoảng 30km nên bạn có thể xem xét hai hướng chính đến Bình Dương. Một là từ Sài Gòn (đối với du khách là người Sài Gòn hay của các tỉnh miền Bắc, miền Trung). Hai là từ các tỉnh gần đó.
Tại các bến xe của mỗi tỉnh đều có xe đi Bình Dương. Bạn nên tham khảo cụ thể thời gian, giá vé cũng như các điểm mà xe chạy ngang để tiết kiệm chi phí. Hoặc đến bến gọi xe chở đến các điểm tham quan.
Tại Sài Gòn có thể đến Bình Dương bằng cách mua vé xe khách tại bến xe miền Đông hay mua vé đến KDL Đại Nam tại bến xe bus chợ Bến Thành.
Từ Sài Gòn, có hai hướng đến Bình Dương, một là qua cầu Bình Triệu, hai là qua cầu Sài Gòn. Việc lựa chọn hướng đi tùy thuộc vào điểm đến mà bạn trù tính. Sau khi đến địa phận tỉnh Bình Dương, theo quốc lộ 13 và quốc lộ 14 (xuyên suốt tỉnh này) tỏa ra các điểm khác tham quan khác.
Khi tham gia lưu thông nên chú ý các quy định về giao thông đường bộ, các quy tắc an toàn và tốc độ quy định. Mang theo giấy tờ cần thiết. Nên trang bị điện thoại smartphone để xem bản đồ.
Có thể đến Bình Dương vào tất cả các tháng trong năm. Riêng rằm tháng giêng có lễ hội chùa Bà và các tháng 5 -8 là mùa thu hoạch trái cây.
Khu du lịch Đại Nam còn có tên là Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến được biết đến bởi những cảnh đẹp mê hồn và những công trình vĩ đại hiện tọa lạc tại thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương
Trong những năm gần đây chùa là địa chỉ hành hương không thể nhắc đến của tín đồ Phật Tử xa gần khi về thăm Bình Dương. Chùa do Hòa Thượng Chơn Phổ - Nhẫn Tế khai sơn sau khi ngài vân du tham học ở Ấn Độ và Tây Tạng trở về. Nằm dưới rừng đại thọ, chùa Tây Tạng đã được nhiều lần trùng tu và ngày thêm trang nghiêm theo lối kiến trúc kết tân.
Kiến trúc chùa chính gồm một quần thể bao gồm: ngôi chánh điện, nhà Tổ, điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương (thuộc tín ngưỡng dân gian). Cấu trúc mái trên chánh điện theo kiểu tứ tượng. Chùa sử dụng những mảnh gốm sứ đắp lên các con rồng ở cuối các đầu đao của mái chùa. Trên đỉnh mái, có chín con rồng nhìn ra nhiều hướng. Mặt tiền được đắp gốm sứ tạo các loại hình như tứ linh, thủ quyển, đức Phật đản sanh…
Đến Thủ Dầu Một mà không ghé tham quan nhà thờ Chánh toà giáo phận Phú Cường quả là một thiếu sót. Hình ảnh ngôi nhà thờ cũ với tiêng chuông ngân nga mỗi chiều đã được thay thế bằng một ngôi nhà thờ mới theo phong cách Gothic nhưng dáng dấp đầy hiện đại sau khi được tôn tạo. Nhà thờ Chánh toà toạ lạc tại khu vực vòng xoay ngã 6 Thủ Dầu Một. Công trình đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho khu vực trung tâm thành phố
Toạ lạc tại số 35 Yersin, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một (bên tay trái quốc lộ 13, hướng từ Sài Gòn về Bình Dương). Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII (1741), nằm giữa một rừng dầu và là ngôi chùa lâu đời nhất tại Bình Dương. Chùa được trùng tu và xây dựng thêm tượng Đức Bổn sư Thích ca nhập Niết Bàn cao 12m, dài 52m. Là một công trình tôn giáo mang tính chất lịch sử và mỹ thuật cao, được tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Châu Á, đồng thời cũng dài nhất Việt Nam
Một công trình tuy nằm trong con hẻm tại số 6/28T Khu 3 Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một nhưng đã giành được rất nhiều giải thưởng của Hội Kiến trúc sư Việt Nam và quốc tế. Quán café Gió và Nước là một điểm dừng chân thú vị và dư sức mê hoặc teen chúng mình
Khi đến Bình Dương du lịch vào mùa lễ hội, bạn sẽ được giới thiệu về địa danh nổi tiếng Chùa Bà. Chùa Bà Bình Dương nằm ngay thị trấn Thủ Dầu Một, được các người Hoa xây dựng từ giữa thế kỷ 19. Chùa Bà thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – vị nữ thần được người dân Châu Á tôn kính thờ phụng
Nhắc đến Bình Dương, bạn thường nghĩ đến hàng loạt các khu công nghiệp, các nhà máy hiện đại một cách khô khan. Thế nhưng bạn sẽ hết sức ngạc nhiên khi biết rằng Bình Dương còn có khá nhiều cảnh đẹp thiên nhiên làm bạn một khi đã đến đây rồi thì sẽ quyến luyến không muốn rời. Đó là địa danh Núi Cậu – Hồ Dầu Tiếng
Suối Trúc nằm vắt mình trên một ngọn núi cao nhất trong cụm núi Cậu gồm 12 nhóm lớn nhỏ. Cụm núi Cậu được xem là đoạn cuối của dãy Trường Sơn hùng vĩ và những ngọn núi này chỉ được gọi một cái tên chung là núi Cậu. Có lẽ do ngọn suối len mình giữa bạt ngàn rừng trúc thiên nhiên nên cư dân địa phương đặt tên là suối Trúc. Cũng có người gọi là suối Tre hoặc suối Tiên. Để thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của suối Trúc, du khách phải bắt đầu từ ngọn suối đi ngược lên thượng nguồn
Nằm ven sông Sài Gòn, cách thị xã Thủ Dầu Một khoảng 10km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh chừng 20km về phía Bắc, Lái Thiêu từng được biết đến là một địa danh nổi tiếng từ hàng trăm năm với nhiều loại cây trái miền nhiệt đới thơm ngon như sầu riêng, măng cụt, bòn bon, mít tố nữ, chôm chôm, dâu…
Theo nguồn sử liệu địa phương thì đến giữa thế kỷ 18, lớp lưu dân từ miền Bắc, từ xứ Ngũ Quảng xa xôi đã xuôi theo dòng sông Sài Gòn đến tụ cư, lập nghiệp ở huyện Bình An (Thủ Dầu Một). Trong số đó, có nhiều người tìm về vùng đất Tương Bình Hiệp hoang vu, cùng hợp sức khai phá đất, làm nông nghiệp dọc theo triền sông Sài Gòn. Mãi đến năm 1861, khi Pháp chiếm huyện Bình An thì địa danh Tương Bình Hiệp mới xuất hiện và trở thành một trong mười xã thôn của tổng Bình Thổ thuộc tỉnh Thủ Dầu Một.
Nơi đây mang một vẻ gần gũi của thiên nhiên cây cỏ với những hồ nước, những hàng cây, những mảng cỏ được thiết kế rất tinh vi như hình những dãy núi nhấp nhô… Có được điều này là do sân golf đã được quy hoạch một cách toàn diện ngay từ đầu. Chính vì thế những mảng xanh thiên nhiên ở đây rất đồng nhất chứ không phải là những mảng nối thêm, chấp vá, tùy theo từng địa hình, từng loại đất mà những cây cỏ tự nhiên trên đó được giữ lại.
Bình Dương không chỉ nổi tiếng với vườn cây ăn trái Lái Thiêu - hoa quả bốn mùa, mà còn thu hút khách du lịch bởi những món ăn ngon, độc đáo, mang hương vị rất riêng của con người miền Đông Nam Bộ.
Từ hạt điều người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, bổ dưỡng. Theo đông y, hạt điều có vị ngọt, bùi, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, trừ đàm. Rất tốt cho người suy nhược cơ thể, đau họng, ho do phong hàn. Hạt điều không chỉ là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng mà còn đem lại giá trị kinh tế cao.
Hạt điều
Ai đã từng đi qua chợ Búng đều không thể không biết thương hiệu bánh bèo bì Bình Dương nổi tiếng từ nhiều nãm nay. Nằm trên xã An Thạnh, chợ Búng tạo nên tiếng vang trong làng ẩm thực miền Nam với hai quán bánh bèo bì từ lâu đời là Ngọc Hương và Mỹ Liên. Một quán nằm ở sát quốc lộ 13, ngã ba cầu Cống, còn một quán ngay trước chợ Búng gần khu bến xe.
Bánh bèo ngon phụ thuộc bởi bì và nước mắm. Bì là hỗn hợp thịt heo và da heo ram xắt mỏng trộn thính và thêm gia vị cùng tỏi để tạo mùi vị và độ thơm. Thịt heo thì phải chọn loại đùi ngon bọc da, rang vàng ươm rồi hầm nước dừa cho ngấm vào thì mới ngon ngọt và mềm thịt.
Bánh bèo bì
Xôi có nhiều loại: xôi đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, xôi gấc, xôi cúc. Vật liệu chính để tạo xôi là gạo nếp và tuỳ loại xôi chỉ cần gạo nếp. Một đĩa xôi phồng tròn to chiên vàng đều đặn đặt bên cạnh một đĩa gà quay chín thơm, béo, ai trông thấy cũng muốn ăn.
Gà quay xôi Phồng
Ai có dịp qua Bình Dương đều không bỏ qua món ăn đặc sản này. Làm sao có thể chiên một miếng xôi phồng lên tròn to, ruột rỗng, vàng đều thơm ngon? Đó là một bí quyết.
Bò nướng ngói đặc biệt ở chỗ, thịt bò sau khi nướng giữ được mùi thơm, đồng thời có hương vị rất đặc biệt vì thịt bò chín được là nhờ sức nóng của miếng ngói đốt trên bếp. Bò nướng ngói là món ăn bổ, chứa nhiều chất sắt tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ, bà bầu.
Bò nướng ngói
Ăn bò nướng ngói không thể thiếu bánh tráng và rau thơm để cuốn. Rau thơm có thể dùng là tía tô, chuối chát thái lát, ngải cứu, khế chua, dưa leo… Đặt rau thơm lên bánh tráng, gắp miếng thịt bò vào giữa và cuộn lại rồi chấm mắm nêm. Bò nướng ngói có đầy đủ hương vị: vị ngọt của thịt bò, vị chát của chuối, vị tê tê, hăng hăng của ngải cứu, tía tô, vị chua của khế… cùng với mùi thơm hấp dẫn của mắm nêm.
Nét đặc trưng của món bún tôm Bình Dương là cách làm bún vô cùng độc đáo, không nơi nào có được vì bún tôm không dùng loại bún làm sẵn bán ở thị trường. Người bán làm bún trực tiếp tại chỗ, tức là khi có khách vào, chủ quán mới bắt đầu ép bột gạo đã làm sẵn và hấp trong nồi nước sôi. Do vậy, sợi bún ở đây nhỏ, mềm mại và trong vắt. Tôm cũng là những con tôm tươi, thịt chắc và ngọt.
Bún tôm
Thông thường bún tôm được ăn kèm với bánh đa nướng. Nhiều người mới ăn lần đầu chưa thấy ngon và thích. Tuy nhiên, ăn nhiều lần thì nghiền lúc nào không hay. Nghiền vì vị ngọt của nước dùng, của mùi hành thơm ngát và nghiền luôn cái giá rất bình dân.
Sài Gón Park Resort
Bài viết được thực hiện dựa trên trải nghiệm thực tế của đội ngũ phát triển nội dung của Dulich24.com.vn nếu có sai xót, xin vui lòng thông báo cho chúng tôi.
CÔNG TY TNHH DULICH24 VIỆT NAM
Đ/c: Số 10C/196, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
VPGD Hà Nội: Tầng 6, Số 146, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Số ĐKKD: 0108370327
Nơi cấp: Sở KHĐT Hà Nội.
Lĩnh vực: Lữ hành, Đại Lý Du Lịch, TMĐT.
GPLH Số: 01-0501/2024/SDL-GP LHNĐ
Copyright © 2013 Dulich24.com.vn
® Ghi rõ nguồn "Dulich24.com.vn" khi phát hành lại thông tin từ trang này.
Dulich24.com.vn sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm website của bạn.